Chào các bạn,
Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về nội dung của 1 buổi phỏng vấn với NTD. Ngày hôm nay, Tôi và các bạn sẽ cùng làm rõ với nhau những dạng câu hỏi mà NTD thường dùng trong quá trình phỏng vấn nhé.
Đây là một số dạng câu hỏi thông dụng mà NTD hay dùng, bên cạnh đó còn rất nhiều dạng câu hỏi khác mà Tôi chưa được đề cập đến trong bài viết này. Rất mong nhận được những đóng góp của các bạn để bài viết được đầy đủ hơn.
[QTTD] Bước 4 - Phỏng Vấn (Tiếp)
1. Câu hỏi dạng đóng (Yes/No)
NTD thường dùng loại câu hỏi này để xác minh tính chính xác các thông tin của ứng viên trình bày trong buổi phỏng vấn, trong CV...
Ví dụ:
- Anh đã có 5 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực nhân sự phải không?
- Anh đã tốt nghiệp trường ĐH... ?
Cách bạn trả lời những câu hỏi này, thường là đi vào trực tiếp nội dung câu trả lời, ngắn gọn, xúc tích và mang tích chính xác, nhất quán với các thông tin mà bạn đã cung cấp cho NTD trong CV, đơn xin việc, hay các thông tin trong quá trình phỏng vấn.
2. Câu hỏi dạng tình huống/ Hành vi
NTD thường đặt những câu hỏi về các tình huống xảy ra cụ thể trong quá khứ liên quan đến công việc để tìm hiểu về cách nhìn nhận và giải quyết sự việc của bạn. Thông qua những hành vi trong quá khứ hay cách bạn xử lý vấn đề, NTD có thể dự đoán được cách bạn xử lý công việc của bạn trong tương lai.
Đôi khi thông qua việc này, NTD đánh giá được thái độ, cách làm việc ngày trước của ứng viên, xác định xem ứng viên có tôn trọng và trách nhiệm trong công việc cũ hay không.
Hiện nay, xu hướng phỏng vấn của hầu hết các NTD đều tập trung đi sâu vào khai thác các hành vi của ứng viên như: Hành vi thể hiện trong buổi phỏng vấn, hành vi thể hiện trong công việc, hành vi thể hiện trong xử lý tình huống... để đánh giá kết quả đạt hay không đạt.
Ví dụ:
- Trong quá trình làm việc tại Nhà hàng X, Em có thể kể một trường hợp khách hàng gây rối hoặc không hài lòng về dịch vụ của nhà hàng và cách Em xử lý trong tình huống đó như thế nào?
- Em vào làm việc ở công ty ở vị trí Thu ngân. Một hôm trong ca làm việc của Em, có hơn 10 khách hàng đang chờ thanh toán thì xuất hiện 1 vị khách quen của siêu thị. Khách vào mua 1 chiếc tivi đắt tiền và mong muốn được thanh toán trước nếu không khách không mua nữa (Bởi vì khách đang có việc bận). Vây Em sẽ xử lý như thế nào?
Để có những câu trả lời chính xác và được NTD đánh giá cao. Bạn có thể áp dụng trả lời những câu hỏi dạng này theo đúng trình tự công thức sau: C (Circumstance) - A (Action) - R (Result). Trong đó:
C (Circumstance): Miêu tả tình huống, hoàn cảnh xảy ra mà bạn đang phải đối mặt.
A (Action): Bạn đã hành động như thế để vượt qua điều đó.
R (Result): Kết quả bạn đạt được và bài học kinh nghiệm của bạn.
3. Câu hỏi dạng tìm hiểu thông tin
NTD thường dùng những câu hỏi dạng này để làm rõ những thông tin mà họ đang còn nghi ngờ hay chưa nắm chắc. Hoặc muốn đi sâu vào việc tìm hiểu kỹ những thông tin của ứng viên.
Những câu hỏi dạng này thông thường được sử dụng theo từng chuỗi liên tục nhằm gây áp lực lên ứng viên và hay áp dụng cho phương pháp phỏng vấn sâu.
Ví dụ:
NTD: Em hay cho biết những điểm mạnh của mình?
UV: Em là con người vui vẻ, hòa đồng và có năng khiếu lãnh đạo.
NTD: Năng khiếu lãnh đạo của Em được biểu hiện như thế nào?
UV:....
Chính vì vậy, khi đối mặt với những chuỗi câu hỏi này, bạn phải thật bình tĩnh và sắp xếp các dữ kiện để trả lời chính xác từng câu hỏi, tránh tình trạng trả lời lan man, câu trước đá câu sau... và bộc lộ việc bạn gian dối hay năng lực không đủ để đảm nhận vị trí công việc.
4. Câu hỏi dạng áp lực
NTD sử dụng dạng câu hỏi này khi muốn làm đảo lộn hết những tính toán, sắp xếp của ứng viên trong buổi phỏng vấn. Bên cạnh đó, NTD sẽ quan sát được cách xử lý và khả năng chịu đựng áp lực công việc của ứng viên.
Ví dụ: Ngay câu hỏi đầu tiên khi phỏng vấn ứng viên, NTD đặt ra câu hỏi như sau:
NTD1: Em nghĩ sao nếu Anh nói Em không đạt trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay?
NTD 2: Bạn vừa mới vào phỏng vấn trước Em có đề cập đến việc Em vừa nói xấu NTD ngoài kia?
Để trả lời những câu hỏi dạng này, bạn cần phải thực sự bình tĩnh, xác định máu chốt vấn đề mà NTD đang muốn hướng tới thông qua câu hỏi và đôi khi hãy đột phá sáng tạo trong câu trả lời.
Chúc các bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét