Sau khi làm rõ các yêu cầu trong bước 1 - Tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng, chúng ta bắt đầu lên kế hoạch tạo nguồn cho vị trí cần Tuyển dụng.
Việc quyết định chất lượng của nhân sự tuyển dụng phụ thuộc rất lớn vào công tác tạo nguồn. Bởi vì, nếu chúng ta có nguồn tốt, nhiều hồ sơ ứng tuyển thì chúng ta có cơ hội sàng lọc và lựa chọn được ứng viên phù hợp cho công việc hoặc ngược lại.
Để công tác tạo nguồn được thực hiện một cách hiệu quả và đảm bảo đủ số lượng hồ sơ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tôi sẽ đi sâu vào phân tích 2 kênh chính mà bản thân hay sử dụng trong quá trình làm: Kênh Online và Kênh Offline.
1. Kênh Online
- Hiện nay Website tuyển dụng có 2 loại: Tính phí và Miễn phí. Nếu bạn cần 1 vị trí cấp cao, khó tuyển hoặc một vị trí rất đặc thù (Cấp chuyên viên chẳng hạn) thì nên sử dụng Web tính phí. Điều này đảm bảo độ tin cậy, khả năng thu hút ứng viên và quảng bá hiệu quả cho công tác tuyển dụng. Nếu bạn đang cần tuyển 1 bị trí phổ thông (Như bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng,...) thì việc sử dụng các Web Miễn phí lại là 1 sự lựa chọn tuyệt vời.
Trong hình dưới, Tôi giới thiệu với các bạn một số trang Web đăng tin hiệu quả hiện nay:
Bên cạnh những Website uy tín về tuyển dụng như trên, bạn cũng có thể vận dụng tốt một số các diễn đàn, các nhóm qua Facebook...Dưới đây là một số tổng hợp của Tôi về các trang tin có thể đăng tin tuyển dụng ở khu vực Tỉnh (Thích hợp cho các nhà Tuyển dụng đang có xu hướng tiến về nông thôn phía bắc từ Nghệ An trở ra nhé):
2. Kênh Offline
2.1. Tin đăng tuyển dụng: Ngoài các biện pháp đăng tin hiện tại ở các trang Web việc làm (Có sẵn các mục và bạn chỉ cần điền vào hoàn thiện), chúng ta cần phải có kỹ năng viết tin tuyển dụng khi không có mẫu sẵn. Theo tôi khi viết tin đăng có 2 loại:
- Tin dài: Như các thông báo tuyển dụng gửi các trường, các trung tâm giới thiệu việc làm, tờ rơi... Những mẫu tin dài này thì có đầy đủ các thông tin: Giới thiệu về công ty, lý do tuyển dụng, vị trí ứng tuyển, địa điểm nhận hồ sơ, thời hạn nhận hồ sơ, quyền lợi và các chính sách có liên quan, cách thức liên hệ của ứng viên (Hình dưới):
- Tin ngắn: Như thông tin trên Băng rôn, trên các diễn đàn (Giới hạn về số ký tự)... Bạn cần phải có thông tin chính yếu sau: Tên công ty, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ, cách thức liên hệ hoặc có thêm địa điểm phỏng vấn trực tiếp (Nếu có).
2.2. Tờ rơi
Các thông tin bạn phải cập nhật bắt buộc trên tờ rơi như: Thông tin công ty, vị trí tuyển dụng, yêu cầu ứng viên ngắn gọn, mô tả ngắn gọn công việc, địa điểm nộp hồ sơ, thông tin liên hệ.
2.3. Thông báo đài phát thanh
Thích hợp khi bạn tuyển dụng ở các tỉnh. Cách viết thông báo như mục 2.1, tuy nhiên cần ngắn gọn và súc tích hơn rất nhiều.
2.4. Đăng báo/ Đăng truyền hình
Phù hợp với nhóm đối tượng lao động phổ thông như tuyển bảo vệ, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất...
3. Một số lưu ý ở bước 2.
- Mô tả công việc ở vị trí đăng tuyển: Đây là phần nội dung mà ứng viên rất quan tâm khi apply vào công ty. Chính vì vậy, mô tả phải thật rõ ràng những nhiệm vụ chính mà nhân viên ở vị trí đó phải làm.
- Yêu cầu đối với ứng viên: Với mỗi công việc lại cần 1 yêu cầu khác nhau. Chúng ta cần nêu đầy đủ các tiêu chuẩn mà công việc và công ty đòi hỏi ứng viên ở vị trí này (Như: Trình độ, bằng cấp, độ tuổi, phương tiện đi lại, ngoại hình....). Điều này sẽ giúp chúng ta giảm tải được công việc ở bước 3 - Sàng lọc hồ sơ (Sẽ được trình bày ở phần sau).
- Xác định được kênh tạo nguồn: Hiện nay có 2 kênh Online và Offline.
- Địa điểm nhận hồ sơ: Ứng viên có thể đem hồ sơ đến nộp trực tiếp tại 1 địa điểm mà bạn yêu cầu như: Văn phòng công ty, trung tâm trung gian... Hoặc Bạn nên thiết lập 1 hòm mail để nhận hồ sơ mà ứng viên đăng kí qua mạng.
Trên đây là một số thông tin mang tính chất tham khảo dành cho bước 2 - Tạo nguồn. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về tuyển dụng.
Hẹn gặp các bạn ở phần chia sẻ bước 3 - Sàng lọc hồ sơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét