Sau khi kết thúc công
tác sàng lọc hồ sơ ở bước 3, nhà tuyển dụng bắt đầu lên lịch và mời ứng viên
đến tham gia phỏng vấn ở vị trí ứng tuyển. Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi
chia phỏng vấn ra làm 2 vòng riêng biệt (Các bài thi như Excel, IQ, EQ, Trắc
nghiệm tính cách, Thuyết trình... sẽ được sắp xếp và gộp vào 1 trong 2 vòng
này. Tùy vào từng công việc cụ thể):
- Vòng 1: Phỏng
vấn nhân sự (Hay gọi là vòng sơ tuyển)
- Vòng 2: Phỏng
vấn chuyên môn (Hay gọi là vòng chung kết)
Ví dụ: Công ty CP Thế giới Di Động tuyển dụng ứng
viên ở vị trí "Quản lý siêu thị". Sau khi sàng lọc ứng viên và lên
lịch phỏng vấn, ứng viên sẽ trải qua các vòng phỏng vấn sau:
- Vòng 1: Thí sinh test các bài thi về Excel, IQ, EQ,
Hùng biện => P. Nhân sự sẽ chấm điểm từng bài thi và tổng hợp lại theo
thứ tự từ trên xuống. Chỉ lấy Thí sinh đạt đủ số điểm.
- Vòng 2: Thí sinh đạt đủ số điểm sẽ vào vòng Face to
Face, phỏng vấn trực tiếp với Trưởng Bộ Phận Nhân sự theo Tiêu Chuẩn Năng
Lực.
Để cuộc phỏng vấn diễn
ra chuyên nghiệp, theo đúng quy trình của công ty. Bạn ở vai trò là nhà Tuyển
dụng cần chuẩn bị một số yếu tố cho lần gặp mặt đầu tiên như sau:
1. Công tác chuẩn bị
Trong phần này, bạn cần
lưu ý các điểm sau:
- Địa điểm phỏng vấn: Không
gian lịch sự, sạch sẽ, chuyên nghiệp và yên tĩnh phù hợp cho cuộc trao
đổi, có nơi để ứng v.iên ngồi chờ đến lượt phỏng vấn
- Hội đồng phỏng vấn: Cần
kiểm soát được số người tham gia phỏng vấn.
- Hẹn lịch phỏng vấn cho ứng viên: Căn cứ vào thời gian phỏng vấn trung bình 1 bạn để hẹn
gặp ứng viên ở các khung thời gian phù hợp. Tránh tình trạng ứng viên phải
chờ đợi, sai hẹn thời gian phỏng vấn.
- Chuẩn bị sẵn các thông tin liên quan đến ứng viên: Cv, hồ sơ ứng viên...
- Chuẩn bị đầy đủ các công cụ phỏng vấn: Phiếu phỏng vấn, phiếu đánh giá...
Sau khi mọi thứ sẵn
sàng, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành phỏng vấn ứng viên.
2. Trình tự của 1 buổi
phỏng vấn(Bình thường)
Thông thường 1 buổi
phỏng vấn sẽ tiến hành qua 3 bước như sau:
Bước 1: Đón tiếp ứng viên: Bạn cần sắp xếp nơi chờ đợi
cho ứng viên, điểm danh theo danh sách và mời ứng viên phỏng vấn theo đúng thứ
tự.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn
- Thực hiện các bài thi, kiểm tra nếu có như: IQ, EQ,
Hùng biện, Excel....
- Phỏng vấn với P. Nhân sự: tích cách, tìm hiểu thông tin
doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc, xác định ứng viên phù hợp với văn hóa
doanh nghiệp hay không.
- Phỏng vấn chuyên môn với GĐ/TP/TBP cấp trên trực tiếp:
Đi sâu vào khả năng làm việc, chuyên môn..
Bước 3: Thông báo kết quả sau khi ứng viên phỏng
vấn xong
- Chúng ta nên thông tin rõ ràng cho ứng viên là chỉ liên
hệ với những bạn đạt đủ tiêu chuẩn trong vòng 1 trong vòng bao nhiêu ngày
(Nên thông tin cụ thể về thời gian). Không liên hệ với hồ sơ bị loại.
Mục tiêu của phỏng vấn
vòng 1 giúp nhà Tuyển dụng chọn lọc được những ứng viên có trình độ học vấn,
kinh nghiệm, phù hợp với văn hóa công ty và khả năng phát triển....
3. Một số lưu ý trong
quá trình phỏng vấn
Trong quá trình phỏng
vấn, chúng ta cần phải chú một số điểm sau:
- Trình độ chuyên môn/ đào tạo
và kinh nghiệm của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển
hay không. Trong nhiều trường hợp, không phải ứng viên tài năng càng cao, kinh
nghiệm càng xuất chúng thì lại trở thành lựa chọn hàng đầu, bởi còn rất nhiều
yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng làm việc của ứng viên tại công ty như: Quy
mô, định hướng phát triển, công việc yêu cầu…
Ví dụ: Một công ty quy mô khoảng 300 nhân viên, quy mô trung
bình, trước đó chưa có P. Nhân sự và bây giờ đang cần tuyển vị trí: Trưởng
phòng Nhân sự để set up tất cả các công việc chuyên môn, làm về quy trình đào
tạo, tuyển dụng, xây dựng quy chế Lương…. Thì chúng ta không thể tuyển 1 người
mà chỉ định hướng về chiến lược về nhân sự, chỉ tay sai việc….
- Tích cách của người tuyển
dụng có phù hợp với cấp trên của họ hay không? Đây cũng là 1 trong những yếu tố
cần tư vấn cho người phỏng vấn (Hay người sau này sẽ làm việc với ứng viên).
Bởi trong một phòng ban, bộ phận thì việc kết hợp công việc cùng nhau là rất
quan trọng. Nếu chúng ta tuyển dụng 1 người xung khắc với cấp trên thì 2 người
đó sẽ không thể kết hợp và gắn kết công việc được.
Ví dụ: Công ty X đang cần tuyển tài xế cho GĐ. Tính cách của GĐ
thì rất kỹ tính, nghiêm khắc, yêu cầu người tài xế giống như 1 người bạn có thể
trao đổi và chia sẻ công việc với nhau (Theo hướng GĐ nói – Tài xế nghe) thì
chúng ta không thể tuyển 1 tài xế thích sự tự do, bay bổng trong công việc…
- Những đòi hỏi về mức lương của
ứng viên (Trong vòng này, chúng ta có thể đi sâu vào tìm hiểu về mức lương mà
ứng viên yêu cầu, kỳ vọng của ứng viên…) có phù hợp với cách tính thu nhập của
phòng ban hay không. Bởi trong nhiều trường hợp, tuy mức lương ban đầu của bạn
đáp ứng cho ứng viên nhưng cơ chế tăng lương, cách tính hiệu xuất công việc lại
không phù hợp với kỳ vọng của ứng viên trong tương lai. Đây cũng là một điểm
cần suy nghĩ và làm rõ.
Để các bạn chuẩn bị thật
tốt cho buổi phỏng vấn, Tôi sẽ trở lại trong những bài viết sau trong chủ đề: Bí
quyết chiến thắng Nhà tuyển dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét