Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

[QTTD] Bước 3 - Sàng Lọc Hồ Sơ (Tiếp)

Chào các bạn,

Sau khi các bạn thực hiện tốt bước 2 - Tạo nguồn và có 1 khối lượng hồ sơ bản cứng (Nộp trực tiếp tại văn phòng) và bản mềm (CV qua mạng). Chúng ta bắt đầu tiến vào bước 3 - Sàng lọc hồ sơ.

Thực tế ở một số doanh nghiệp hiện nay thì bước 3 sẽ được tiến hành bởi các bạn nhân sự mới, các bạn thực tập sinh...mà nhóm này lại có rất nhiều hạn chế về: Kinh nghiệm làm việc, mức độ am hiểu về vị trí tuyển dụng...

Vì vậy, để không đánh mất nhân tài ở bước này và đảm bảo các bạn nhân viên mới hoặc thực tập sinh có thể làm tốt được việc này. Chúng ta cần lưu ý một số điểm chính sau:

1. Bạn cần xác định tiêu chí sàng lọc một cách rõ ràng. Bởi vì, tùy vào vị trí mà bạn đặt ra các tiêu chí khác nhau, tỷ trọng giữa các tiêu chí khác nhau:

Ví dụ: Nếu bạn tuyển 1 vị trí nhân viên kinh doanh/ bán hàng thì tiêu chí ngoại hình được ưu tiên số một; Nếu bạn tuyển vị trí chuyên viên thì tiêu chí trình độ học vấn/ đào tạo và kinh nghiệm lại là ưu tiên số 1...

Trong quá trình sàng lọc hồ sơ, có một số tiêu chí sau:
  • Trình độ học vấn/ đào tạo có phù hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng hay không. Chúng ta sẽ không tuyển những hồ sơ học các khối ngành kinh tế làm những việc liên quan đến công nghệ hay chọn 1 hồ sơ chuyên ngành du lịch cho vị trí kế toán. => Đúng ngành học sẽ đúng với sở thích và đam mê của ứng viên (Trừ một số trường hợp đặc biệt học 1 ngành nhưng lại thích ngành khác). 
  • Kinh nghiệm làm việc: Hồ sơ ứng tuyển từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoặc vị trí mà công ty đang tuyển dụng hay không? Nếu có, chúng ta sẽ ưu tiên lựa chọn trước những hồ sơ này. Bởi những người có kinh nghiệm sẽ hòa nhập nhanh hơn với môi trường làm việc và đòi hỏi công việc. Chính vì vậy, trong các tin đăng tuyển dụng hay có mục: Yêu cầu 1 năm, 2 năm... ở vị trí tương được.
  • Địa điểm làm việc: Có những ứng viên chỉ có thể làm việc tại văn phòng hoặc thích hợp với các công việc ít di chuyển thì sẽ không phù hợp với nhóm các công việc đòi hỏi phải đi công tác hay khảo sát thị trường thường xuyên (Ví dụ bạn đang tuyển 1 vị trí cần đi công tác thường xuyên thì lựa chọn những bạn đang có lịch học, có gia đình... sẽ gây khó khăn trong công việc sau này).
  • Ngoại hình (Bao gồm các yếu tố: Chiều cao, cân nặng, gương mặt...): Có rất nhiều đơn vị, tổ chức có yêu cầu rất khắt khe trong việc này như: Ngân hàng, giáo dục, dịch vụ bán hàng... Vì vậy, bạn cũng cần chú ý đến điểm này của ứng viên để phù hợp với doanh nghiệp.
  • Yêu cầu về thu nhập của người ứng tuyển có phù hợp với mức chi trả mà công ty bạn hiện tại chi trả cho vị trí đó hay không. Đây cũng là một điểm cần chú ý và xem xét khi sàng lọc hồ sơ ứng tuyển (Vì khi tuyển dụng vào mà công ty không đáp ứng được mức lương trên trời của ứng viên thì cũng sẽ không gắn bó).
  • Mức độ gắn bó trong công việc ở quá khứ. Tiêu chí này giúp chúng ta xác định được sàng lọc được những hồ sơ có xu hướng nhảy việc nhiều (Không gắn bó với tổ chức), mức độ trưởng thành trong công việc (Khi bạn gắn bó với 1 công việc trong vài tháng hoặc dưới 1 năm thì bạn sẽ học được rất ít kinh nghiệm).
2. Cách thức trình bày hồ sơ

  • Nếu ứng viên đến văn phòng nộp hồ sơ trực tiếp bạn cần xem ứng viên có chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về 1 bộ hồ sơ mà bạn yêu cầu hay không. Nếu sự chuẩn bị không đầy đủ thì chắc chắn đây không phải là 1 ứng viên tiềm năng dành cho bạn.
  • Nếu ứng viên nộp hồ sơ qua Email: Bạn cần chú ý đến: Tiêu đề mail, cách trình bày trong phần nội dung, các tập tin đính kèm (Thông thường ở đây chúng ta chỉ cần CV của ứng viên).
3. Nội dung trong hồ sơ
  • Nếu trình bày sơ sài, không rõ ràng, rườm rà thì đây là điểm trừ của hồ sơ nhân viên.
  • Qúa trình làm việc cần phải nêu chi tiết, đầy đủ trong đó cần có các thông tin như: thời gian làm việc, tên công ty, mô tả công việc đảm nhận, đối tượng tham chiếu. Nếu phần này không có các thông tin rõ ràng như trên thì có thể coi đó như là 1 điểm trừ của hồ sơ.
  • Xem xét cụ thể giữa chức danh công việc và nhiệm vụ được giao của ứng viên, tránh tình trạng ứng viên nói quá, phóng đại về bản thân và công việc trước kia.

Sau khi bạn đã sàng lọc xong hồ sơ thì chúng ta cần gửi Thư Cảm Ơn cho ứng viên vì đã quan tâm đến công ty và công việc bạn đăng tuyển. Trong mẫu thư cảm ơn, bạn cần phải có các thông tin như: Tên công ty, lời cảm ơn chân thành vì ứng viên đã quan tâm đến công việc, xin lỗi ứng viên vì chưa có cơ hội cộng tác và hi vọng gặp lại bạn trong 1 vị trí khác tại công ty.

Trên đây là một số nội dung mang tích chất tham khảo dành cho bước 3 - Sàng lọc hồ sơ. Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn khi tìm hiểu về Tuyển dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét