Hiện nay, có một bộ phận các bạn trẻ đang ngày càng thụ động.
Họ chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, từ những gì xảy ra xung quanh hoặc đến
từ một người nào đó.
Khi có 1 sự việ xảy ra, việc đầu tiên họ làm đó là đặt câu hỏi
cho một người nào đó và mong chờ họ đưa ra cho mình câu trả lời, giải pháp nào
đó. Chúng ta hay bắt gặp những câu hỏi đại loại như:
Công việc này nên làm như thế nào?
Tôi phải làm gì trong trường hợp này?
Việc này xảy ra có ảnh hưởng gì đến tôi hay không?
…..
Chính từ việc phó mặc cho người khác giải quyết sự việc của
mình hay làm sáng tỏ điều mà mình quan tâm đã dẫn đến hình thành thói quen lười
suy nghĩ, lười tư duy và phân tích vấn đề. Bạn dễ dàng thỏa hiệp trong các vấn
đề hoặc đồng thuận một cách vô thức mặc dù không hiểu rõ vấn đề.
Tôi thấy rất nhiều trường hợp các bạn trẻ luôn đặt ra các
câu hỏi và họ nhầm lẫn rằng đó là sự học hỏi. Bạn cần phải lưu ý rằng khả năng
học học của bạn chỉ có thể phát huy khi bạn không ngừng vận động, suy nghĩ, áp
dụng thực tiễn thì bạn mới hiểu được vấn đề.
Vậy để giải quyết vấn đề này chúng ta cần phải làm gì? Câu
trả lời thực ra vô cùng đơn giản.
Bạn cần phải luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” cho các vấn đề và
đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Hãy để cho trí não của bạn căng ra, đào xới
nó lên và gieo những tri thức mà bạn tự mình tìm hiểu được vào đó. Có như vậy
thì tư duy của bạn mới ngày càng trưởng thành lên, những nhận định của bạn mới
ngày càng sâu sắc và thuyết phục mọi người.