Học việc
|
Thử việc
| ||
Khái niệm
|
Học việc là dạng hợp đồng đào tạo; có thể người học việc phải trả học phí đào tạo cho doanh nghiệp. doanh nghiệp cũng trả lương cho người học việc nếu làm ra sản phẩm dựa trên giá thành thực tế và chất lượng sản phẩm.
|
Là một quá trình để đi đến thống nhất ký hợp đồng lao động, thời gian thử việc theo quy định của pháp luật.
|
Cộng tác viên là người không hoặc chưa nằm trong biên chế của một dự án, một công ty hoặc một cơ quan tổ chức.
Vì vậy Nghề cộng tác viên thường là công việc hợp tác với nơi có nhu cầu tuyển dụng( công ty, cơ quan, tổ chức…) về một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy người ta thường ví nghề cộng tác viên là ‘’nghề tay trái”, “nghề bán thời gian”. |
Công việc
|
Bản chất của hợp đồng học việc là người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động chưa có kiến thức và/hoặc kỹ năng đối với công việc yêu cầu để người lao động có thể tự làm việc sau khi hoàn thành khóa học.
Điều này cũng được thể hiện qua quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2012 về Hợp đồng đào tạo nghề phải có nghề đào tạo, địa điểm và thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo,... Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải công bố chương trình đào tạo rõ ràng cho người lao động.
|
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
|
thường làm việc theo thảo thuận giữa cá nhân với người quản lý của dự án, công ty hoặc cơ quan tổ chức đó. Cộng tác viên thường làm công viêc được phân công theo yêu cầu của công ty, thường theo khả năng và trình độ chuyên môn mà cộng tác viên có thể đáp ứng
|
Quyền lợi
|
Hiện nay pháp luật không có quy định về “Hợp đồng học việc”. Liên quan đến việc học nghề, tập nghề, Bộ luật lao động 2012 quy định tại Điều 61, 62. Theo đó, nếu người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề (thực tế còn được thể hiện bằng Hợp đồng học việc, Cam kết đào tạo).
- Người học việc không đóng học phí
- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện
|
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
|
Nghề công tác viên thường không yêu cầu trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề. Do đó, quyền lợi khi là cộng tác viên thường do nhà tuyển dụng và cộng tác viên đó tự thỏa thuận
|
Tiền lương
|
Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận
|
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
|
Hợp đồng với CTV có bản chất là thỏa thuận dân sự giữa các bên để thực hiên một hay nhiều công việc và có trả thù lao
|
Thời gian
|
Về thời gian học nghề sẽ phụ thuộc vào mục tiêu trình độ đào tạo nghề:
+ Mục tiêu trình độ nghề sơ cấp: Thời gian đào tạo 3 tháng đến dưới 1 năm + Mục tiêu trình độ nghề trung cấp: Thời gian đào tạo từ 1 năm đến 2 năm + Mục tiêu trình độ nghề cao đằng: thời gian từ 2 năm đến 3 năm + Daỵ nghề thường xuyên: thời gian linh hoạt, phù hợp với yêu cầu việc làm. |
Chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc:
- Đảm bảo thời gian thử việc tối đa: (i) không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; (ii)không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; (iii) không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác; |
Thời gian do 02 bên thỏa thuận, thường mang tính ngắn hạn
|
Chế độ
|
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
- Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH Không thấy có quy định thu BHXH bắt buộc với người học nghề, học việc theo hợp đồng đào tạo nghề. Tuy nhiên, đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề công ty có thể hỗ trợ tiền đóng BHXH, BHYT tự nguyện.
- Sau thời gian học nghề, khi người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên với người sử dụng lao động, thì phải tham gia BHXH bắt buộc, công ty và người lao động phải đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.
|
hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động.
Tuy nhiên trong trường hợp, thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động
|
HĐ Cộng Tác Viên không phải là HĐ Lao Động nên không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Luật Lao động, Luật BHXH…
|
NHỮNG ĐÚC KẾT TRONG CÔNG VIỆC NHÂN SỰ (TUYỂN DỤNG/ĐÀO TẠO - LUẬT LAO ĐỘNG/BHXH/VIỆC LÀM - BÀI HỌC CUỘC SỐNG) ĐƯỢC CHIA SẺ LẠI CHO CÁC BẠN TRẺ VÀ NHỮNG NGƯỜI MUỐN TÌM HIỂU.
Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018
PHÂN BIỆT HỌC VIỆC, THỬ VIỆC VÀ CỘNG TÁC VIÊN
TẤT TẦN TẬT VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Trước và từ sau ngày 01/01/2016, chế độ thai sản dành cho lao động nữ thay đổi như thế nào? Lao động nữ được hưởng nhiều quyền lợi hơn trước hay bị bó hẹp so với quy định trước đây. Mời các bạn xem bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn tổng quan về chế độ thai sản nhé.
Trước ngày 01/01/2016
|
Từ sau ngày 01/01/2016
| |
Đối tượng được hưởng
|
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
|
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng,kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạntừ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. (áp dụng từ ngày 01/01/2018)
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
|
Điều kiện được hưởng
|
Thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi.
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Với trường hợp lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
|
Thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Lao động nam đang đóng BHXHi có vợ sinh con.
Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, mang thai hộ,nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi.
Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
|
Thời gian tối đa hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
|
- 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng.
- 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng.
- 50 ngày nếu thai từ 06 tháng trở lên.
|
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
|
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
|
Trước ngày 01/5/2013:
- 04 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường.
- 05 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ 03 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân.
- 06 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.
Từ ngày 01/5/2013 đến nay:
06 tháng
|
- 06 tháng. (áp dụng chung cho các đối tượng lao động)
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
|
Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con chết
|
- 90 ngày tính từ ngày sinh con nếu con dưới 60 ngày tuổi.
- 30 ngày tính từ ngày con chết nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên
|
- 04 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 02 tháng tuổi.
- 02 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên.
|
Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ chết
(áp dụng cho trường hợp cha hoặc mẹ tham gia BHXH, cả cha mẹ đều tham gia BHXH)
|
Cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.
|
Thời gian còn lại của người mẹ theo quy định về chế độ thai sản khi sinh con.
Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định nêu trên thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 06 tháng tuổi.
Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.
Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
|
Thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nhờ mang thai hộ
|
Không có quy định
|
- Từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 06 tháng theo quy định nêu trên.
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
|
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
|
Trước ngày 01/5/2013:
Cho đến khi con đủ 04tháng tuổi.
Từ ngày 01/5/2013 đến nay:
Đối với lao động nữ nhận nuôi con nuôi: cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Đối với lao động nam nhận nuôi con nuôi: cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.
|
Cho đến khi con đủ 06tháng tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
|
Mức hưởng chế độ thai sản
|
- 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.
|
- 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Mức hưởng 1 ngày bằng mức hưởng chế độ theo tháng chia cho 24 ngày. Trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng chế độ theo tháng chia cho 30 ngày.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH.
|
Điều kiện lao động nữ sinh con đi làm trước thời hạn
|
- Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên.
- Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;
- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
|
- Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.
- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
|
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
|
- Thời gian hưởng từ 05 – 10 ngày trong 01 năm.
- Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
|
- Thời gian hưởng từ 05 – 10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc.
Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
|
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
|
- Sổ BHXH.
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử nếu con hoặc mẹ chết.
Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Nếu nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định pháp luật.
- Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.
- Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
|
- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con hoặc bản sao giấy chứng tử nếu con hoặc mẹ chết.
Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện nếu điều trị nội trú.
Nếu nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định pháp luật.
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc nghỉ việc để dưỡng thai.
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
Nếu lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
|
Trình tự giải quyết hưởng chế độ
|
- Trong hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động
- Trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHXH có trách nhiệm quyết toán cho người sử dụng lao động.
|
- Trong hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
- Trong hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cho cơ quan BHXH.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
|
HƯỚNG DẪN TỪ A ĐẾN Z CHẾ ĐỘ THAI SẢN DÀNH CHO NAM GIỚI
Sau đây là hướng dẫn chi tiết từ điều kiện cho đến thủ tục và mức hưởng ra sao đối với chế độ thai sản dành cho nam giới:
Bước 1: Bạn phải xác định mình có đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản không đã rồi mới tiếp tục thực hiện những bước kế tiếp.
Sau đây là điều kiện để đựơc hưởng chế độ thai sản đối với nam giới:
- Đang đóng BHXH.
- Có vợ sinh con.
Chỉ cần 02 điều kiện trên là đủ (không cần biết bạn đã đóng lâu hay chỉ mới đóng, miễn đang đóng BHXH và có vợ sinh con là bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản)
Bước 2: Chuẩn bị Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
Bạn có thể tham khảo tại đây.
Bước 3: Xác định trường hợp của mình được nghỉ bao nhiêu ngày
- Nếu vợ sinh thường thì được nghỉ 05 ngày làm việc.
- Nếu vợ sinh mổ hoặc sinh non (dưới 32 tuần tuổi) thì được nghỉ 07 ngày làm việc.
- Nếu vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
Còn nếu sinh đôi mà phải mổ thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Bước 4: Sau khi đã xác định mình được nghỉ bao nhiêu ngày rồi thì điền vào mẫu đơn tại bước 2 đã nêu và nộp cho người sử dụng lao động.
Bước 5: Hết thời gian nghỉ việc theo chế độ, bạn cần chuẩn bị một số chứng từ để được hưởng chế độ thai sản. Bao gồm:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con
- Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn phải nộp cho người sử dụng lao động (lưu ý thời hạn nộp là trong vòng 45 ngày kể từ ngày bạn quay trở lại làm việc nhé)
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và chi trả tiền cho bạn.
Tổng số tiền hưởng chế độ thai sản đối với nam giới được tính như sau:
Tổng số tiền được hưởng = [ (100% x bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản) / 24 ] x số ngày được nghỉ việc hưởng chế độ
|
Các bạn có thể tự nhẩm tính trước để so với số tiền mình thực nhận từ cơ quan BHXH có đúng không nhé!
Ngoài ra, có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chế độ thai sản dành cho nam giới, bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được giải đáp nhé!
Nguồn: https://danluat.thuvienphapluat.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)