Không biết các anh chị em đã đọc bài viết này hay chưa ?? Nhưng em
đọc xong mà buồn hết cả người, haizz... Công việc của nhân viên nhân sự
thời khủng hoảng là đây sao ??
Khi nhận việc, giám đốc nói ngắn gọn: “Nhiệm vụ của nhân sự là làm sao cho nhân viên không thưa kiện”.
“Tôi
không muốn thấy mặt ông Minh nữa, cô làm cách nào đó thì làm, chỉ biết
là từ đầu tháng sau, trong danh sách nhân viên của công ty không có tên
Nguyễn Văn Minh”. Giám đốc gọi tôi, chỉ nói đúng bấy nhiêu. Từ giờ đến
cuối tháng còn chưa tới 10 ngày. Cách gì thì công ty cũng sẽ vi phạm
pháp luật lao động nếu anh nhân viên tên Minh ấy nhất định không tự
nguyện nghỉ việc.
Không đuổi người, tôi phải ra đi!
Tôi
ứng tuyển vào chức danh trưởng phòng nhân sự của Công ty Q.M (một doanh
nghiệp có vốn nước ngoài tại quận Bình Tân - TPHCM) vào tháng 1-2012.
Với kinh nghiệm làm công tác nhân sự hơn 10 năm ở các loại hình doanh
nghiệp, nắm khá vững các quy định của pháp luật lao động, tôi được chọn
ngay từ vòng sơ tuyển.
Khi nhận việc, giám đốc nói ngắn gọn:
“Nhiệm vụ của nhân sự là làm sao cho nhân viên không thưa kiện”. Trước
tôi, đã từng có 4-5 trưởng phòng nhân sự phải ra đi. Người làm lâu nhất
là 1 năm, người nhanh nhất là 4 tháng. Tôi hy vọng mình sẽ làm được lâu
hơn bởi tôi hiểu luật và không đến nỗi “ác” với người lao động
Thời
gian đầu, mọi việc khá suôn sẻ vì người tiền nhiệm đã làm đâu vào đó.
Người lao động được ký hợp đồng, đóng bảo hiểm đầy đủ. Thế nhưng đến
tháng thứ 4 thì bắt đầu nảy sinh rắc rối khi có người lao động đề nghị
tăng lương vì giá cả tăng quá nhanh. Tôi nhờ người kiểm tra lại thông
tin mà Công đoàn cung cấp và thấy đúng như vậy nên thống nhất đề xuất
tăng 10% lương cho nhân viên.
Văn bản kiến nghị vừa gởi đi thì
ngay trong buổi chiều hôm đó, giám đốc gọi tôi lên: “Coi chừng người ta
chưa được tăng lương thì cô đã bị đuổi. Ai đời trưởng phòng nhân sự lại
về hùa với Công đoàn đòi tăng lương cho người lao động là sao?”. Tôi
trình bày lý do mình đồng ý với kiến nghị của Công đoàn: Chăm lo cho
người lao động là cái gốc để giữ nhân lực. Nếu họ không đủ sống thì làm
sao an tâm làm việc, chưa nói đến làm việc với năng suất, chất lượng
cao?
Từ hôm đó, nhất cử nhất động gì của tôi cũng bị giám đốc để
ý. Tất cả các đề xuất của tôi về việc thay đổi, bố trí lại một số vị trí
trong công ty cũng bị gạt đi. Khi “không ưa ai” thì giám đốc ra lệnh
ngắn gọn: “Làm sao đó thì làm để tháng tới không còn thấy người đó trong
danh sách lao động”. Trường hợp của nhân viên Nguyễn Văn Minh là giọt
nước tràn ly. Do không thể ngụy tạo lý do để đuổi anh ta nên người phải
ra đi là tôi.
“Tôi cũng chỉ cần cô làm đến vậy…”
Câu
chuyện thứ hai tôi muốn kể là thời gian tôi làm trưởng phòng nhân sự
cho Công ty K.Đ, một doanh nghiệp chế biến thực phẩm 100% vốn trong
nước. Công ty này giám đốc là chồng, phó giám đốc là vợ, các bộ phận còn
lại ít nhiều đều có dây mơ rễ má với lãnh đạo công ty. Đây là nơi tôi
gắn bó lâu nhất: 3 năm.
Trước khi tôi vào, công ty không có bộ
phận nhân sự mà chỉ có lao động tiền lương. Hồ sơ của người lao động thì
thiếu đủ không ai biết; số người được ký hợp đồng, được đóng BHXH là
bao nhiêu cũng không ai hay. Đặc biệt, nhiều bộ phận dư lao động nên mọi
người tự ý bố trí thay nhau nghỉ luân phiên mà lãnh đạo không hề biết;
lại có bộ phận rất cần người như các nhân viên kiểm soát chất lượng, an
toàn lao động, kỹ sư hóa thực phẩm… thì lại không có.
Tôi nhận ra
những chỗ khiếm khuyết này nên đề xuất chấn chỉnh, bổ sung. Giám đốc
phấn chấn: “Cô đúng là người sinh ra để làm công tác nhân sự. Từ ngày có
cô, mọi thứ không còn lộn xộn như trước, không thấy công nhân thưa kiện
nữa”. Ông bảo hồi trước, suốt ngày chỉ lo giải quyết chuyện thắc mắc,
khiếu nại của công nhân đến “điên cái đầu”, chẳng còn tâm trí đâu để lo
sản xuất kinh doanh.
Tôi nghe ông khen cũng rất mừng. Nào ngờ,
sau đó ít lâu thì phó giám đốc gọi tôi lên: “Tôi cũng chỉ cần cô làm đến
vậy. Bây giờ tôi đền bù cho cô một khoản tiền để cô đi tìm việc nơi
khác”. Tôi rất bất ngờ trước đề nghị này nhưng tìm hiểu kỹ thì biết lý
do chủ yếu là vì bà phó giám đốc… ghen bởi suốt ngày cứ nghe chồng nhắc
“cô Phương, phòng nhân sự”.
Chỉ cần người “giỏi lách luật”
Tính
ra, từ năm 2000 đến nay, tôi đã làm việc ở 5 doanh nghiệp. Tôi nghiệm
ra rằng dù làm tốt hay không tốt gì rồi cũng phải ra đi. Bạn bè tôi
nhiều người làm công tác nhân sự ở các công ty cũng đúc kết: “Ở nước
mình bây giờ, nói đến nghề nhân sự cho mỹ miều chứ thật ra các doanh
nghiệp chỉ cần những người “giỏi lách luật”.
NHỮNG ĐÚC KẾT TRONG CÔNG VIỆC NHÂN SỰ (TUYỂN DỤNG/ĐÀO TẠO - LUẬT LAO ĐỘNG/BHXH/VIỆC LÀM - BÀI HỌC CUỘC SỐNG) ĐƯỢC CHIA SẺ LẠI CHO CÁC BẠN TRẺ VÀ NHỮNG NGƯỜI MUỐN TÌM HIỂU.
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
Doanh nghiệp cần gì ở một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường
Các bạn trẻ mới tốt nghiệp ra trường nên chú ý nhé:
Một trong những nguồn cung cấp nhân lực quan trọng là sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và dạy nghề. Tuy nhiên, cho đến nay, một thực trạng đáng buồn là phần lớn sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng vì thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhận các vị trí công việc mà họ dự tuyển.
Theo các chuyên gia tuyển dụng thì phần lớn sinh viên thiếu hoặc yếu các kiến thức, kỹ năng thực hành (có thể áp dụng vào thực tế công việc) mặc dù họ đã được đào tạo bài bản suốt mấy năm học.
Khả năng thực hành, học hỏi và kỹ năng cá nhân
Đó là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần ở người lao động (NLĐ). Khả năng thực hành thể hiện qua việc NLĐ biết những kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và có khả năng ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào thực tế để hoàn thành công việc mà họ đảm nhận. Ví dụ: một cử nhân Anh văn phải nắm vững về văn phạm và có vốn từ vựng tiếng Anh phong phú, có khả năng đọc, hiểu, nghe, nói lưu loát. Trong thực tế, đã có những cử nhân Anh văn khi tham dự phỏng vấn bằng tiếng Anh đã “toát mồ hôi” vì không hiểu người phỏng vấn hỏi gì và không biết diễn đạt điều mình muốn nói như thế nào dù điểm kiểm tra viết khá cao (thể hiện khả năng nghe, nói kém).
Các doanh nghiệp cũng hiểu rõ là không thể mong đợi các tân sinh viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn tương ứng với từng công việc cụ thể. Mặt khác, để phục vụ chiến lược phát triển của mình, các doanh nghiệp cũng thường có chính sách đào tạo, huấn luyện để phát triển, nâng cấp nguồn nhân lực của mình. Chính vì vậy, ngoài yêu cầu về những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cơ bản ở NLĐ, các doanh nghiệp cũng mong đợi họ có “kỹ năng học”. Điều này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại không phải như vậy. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng phần lớn sinh viên của chúng ta vẫn có thói quen “học thụ động”, nghĩa là chỉ học những gì được dạy mà chưa chủ động học và tìm học những gì mình thấy cần. Trong khi ở môi trường làm việc, không phải lúc nào và ở đâu NLĐ cũng được dạy theo kiểu như vậy.
Bên cạnh những yêu cầu trên, NLĐ cần phải có những kỹ năng cá nhân cần thiết, trong đó kỹ năng trình bày và giao tiếp có thể xem là quan trọng nhất. Kỹ năng trình bày thể hiện qua việc diễn đạt một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng những gì mình muốn nói – những ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của mình. Có người có những ý kiến, quan điểm rất hay nhưng khi trình bày với người khác thì lại làm cho người nghe không hiểu họ muốn nói gì hay thậm chí còn thấy buồn cười. Nguyên nhân là do họ không thể nói hết, nói đúng những gì mình nghĩ. Đây là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của một người, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Dù bạn có ý tưởng hay đến mấy mà không biết cách trình bày nó một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng, không làm cho người nghe bị thuyết phục thì ý tưởng của bạn cũng trở thành vô giá trị. Khả năng này không tự nhiên mà có, nó đòi hỏi sự rèn luyện, ngay cả với những người có khả năng hùng biện bẩm sinh.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp thể hiện qua hiệu quả giao tiếp của một người với những người xung quanh. Để giao tiếp tốt không nhất thiết phải “nói hay”, thậm chí một người “nói hay” chưa chắc đã là người giao tiếp tốt. Nghĩa là “giao tiếp” không chỉ gói gọn trong phạm vi “nói và nghe” mà cần được hiểu ở nghĩa rộng hơn. Đó là khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với người xung quanh, hiểu họ và làm cho họ hiểu mình từ đó tạo ra sự đồng cảm, hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cả cuộc sống. Môi trường làm việc ngày nay đòi hỏi tính đồng đội rất cao, một người không thể thành công nếu chỉ làm việc “một mình” mà không có sự hợp tác, hỗ trợ qua lại với người khác (cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng…).
Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc độc lập đòi hỏi NLĐ phải có khả năng tự mình xử lý công việc hầu như từ A đến Z: từ bước xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thu thập thông tin, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết đến việc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả. Việc giao cho sinh viên các bài tập, các dự án cá nhân với những mục tiêu mang tính thực tiễn mà để hoàn thành không chỉ dựa vào các bài giảng ở trường hay sách giáo khoa mà còn đòi hỏi các thông tin, kiến thức kinh tế, xã hội và thực tế sẽ giúp sinh viên rèn luyện khả năng làm việc độc lập. Ngược lại, kỹ năng làm việc nhóm lại đòi hỏi khả năng phối hợp, làm việc chung với những người khác trong cùng một dự án hoặc một chuỗi công việc, trong đó kết quả công việc không được quyết định bởi một cá nhân mà phụ thuộc vào sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm.
Để trở thành một thành viên hiệu quả trong nhóm, mỗi người phải biết phát huy các thế mạnh của mình để đóng góp vào thành công chung, đồng thời cũng phải biết chấp nhận “hy sinh” một phần “cái tôi” để hòa hợp với các thành viên khác.
Một trong những nguồn cung cấp nhân lực quan trọng là sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và dạy nghề. Tuy nhiên, cho đến nay, một thực trạng đáng buồn là phần lớn sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng vì thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhận các vị trí công việc mà họ dự tuyển.
Theo các chuyên gia tuyển dụng thì phần lớn sinh viên thiếu hoặc yếu các kiến thức, kỹ năng thực hành (có thể áp dụng vào thực tế công việc) mặc dù họ đã được đào tạo bài bản suốt mấy năm học.
Khả năng thực hành, học hỏi và kỹ năng cá nhân
Đó là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần ở người lao động (NLĐ). Khả năng thực hành thể hiện qua việc NLĐ biết những kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và có khả năng ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào thực tế để hoàn thành công việc mà họ đảm nhận. Ví dụ: một cử nhân Anh văn phải nắm vững về văn phạm và có vốn từ vựng tiếng Anh phong phú, có khả năng đọc, hiểu, nghe, nói lưu loát. Trong thực tế, đã có những cử nhân Anh văn khi tham dự phỏng vấn bằng tiếng Anh đã “toát mồ hôi” vì không hiểu người phỏng vấn hỏi gì và không biết diễn đạt điều mình muốn nói như thế nào dù điểm kiểm tra viết khá cao (thể hiện khả năng nghe, nói kém).
Các doanh nghiệp cũng hiểu rõ là không thể mong đợi các tân sinh viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn tương ứng với từng công việc cụ thể. Mặt khác, để phục vụ chiến lược phát triển của mình, các doanh nghiệp cũng thường có chính sách đào tạo, huấn luyện để phát triển, nâng cấp nguồn nhân lực của mình. Chính vì vậy, ngoài yêu cầu về những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cơ bản ở NLĐ, các doanh nghiệp cũng mong đợi họ có “kỹ năng học”. Điều này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại không phải như vậy. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng phần lớn sinh viên của chúng ta vẫn có thói quen “học thụ động”, nghĩa là chỉ học những gì được dạy mà chưa chủ động học và tìm học những gì mình thấy cần. Trong khi ở môi trường làm việc, không phải lúc nào và ở đâu NLĐ cũng được dạy theo kiểu như vậy.
Bên cạnh những yêu cầu trên, NLĐ cần phải có những kỹ năng cá nhân cần thiết, trong đó kỹ năng trình bày và giao tiếp có thể xem là quan trọng nhất. Kỹ năng trình bày thể hiện qua việc diễn đạt một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng những gì mình muốn nói – những ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của mình. Có người có những ý kiến, quan điểm rất hay nhưng khi trình bày với người khác thì lại làm cho người nghe không hiểu họ muốn nói gì hay thậm chí còn thấy buồn cười. Nguyên nhân là do họ không thể nói hết, nói đúng những gì mình nghĩ. Đây là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của một người, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Dù bạn có ý tưởng hay đến mấy mà không biết cách trình bày nó một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng, không làm cho người nghe bị thuyết phục thì ý tưởng của bạn cũng trở thành vô giá trị. Khả năng này không tự nhiên mà có, nó đòi hỏi sự rèn luyện, ngay cả với những người có khả năng hùng biện bẩm sinh.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp thể hiện qua hiệu quả giao tiếp của một người với những người xung quanh. Để giao tiếp tốt không nhất thiết phải “nói hay”, thậm chí một người “nói hay” chưa chắc đã là người giao tiếp tốt. Nghĩa là “giao tiếp” không chỉ gói gọn trong phạm vi “nói và nghe” mà cần được hiểu ở nghĩa rộng hơn. Đó là khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với người xung quanh, hiểu họ và làm cho họ hiểu mình từ đó tạo ra sự đồng cảm, hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cả cuộc sống. Môi trường làm việc ngày nay đòi hỏi tính đồng đội rất cao, một người không thể thành công nếu chỉ làm việc “một mình” mà không có sự hợp tác, hỗ trợ qua lại với người khác (cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng…).
Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc độc lập đòi hỏi NLĐ phải có khả năng tự mình xử lý công việc hầu như từ A đến Z: từ bước xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thu thập thông tin, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết đến việc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả. Việc giao cho sinh viên các bài tập, các dự án cá nhân với những mục tiêu mang tính thực tiễn mà để hoàn thành không chỉ dựa vào các bài giảng ở trường hay sách giáo khoa mà còn đòi hỏi các thông tin, kiến thức kinh tế, xã hội và thực tế sẽ giúp sinh viên rèn luyện khả năng làm việc độc lập. Ngược lại, kỹ năng làm việc nhóm lại đòi hỏi khả năng phối hợp, làm việc chung với những người khác trong cùng một dự án hoặc một chuỗi công việc, trong đó kết quả công việc không được quyết định bởi một cá nhân mà phụ thuộc vào sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm.
Để trở thành một thành viên hiệu quả trong nhóm, mỗi người phải biết phát huy các thế mạnh của mình để đóng góp vào thành công chung, đồng thời cũng phải biết chấp nhận “hy sinh” một phần “cái tôi” để hòa hợp với các thành viên khác.
Hãy trọn vẹn với cuộc sống của bạn
Cuộc đời cũng giống như trò chơi tung hứng. Bạn có trong tay 5 quả bóng có tên là: Công Việc, Gia Đình, Sức Khỏe, Bạn Bè và Tinh Thần.
Bạn phải cố gắng không làm rơi bất cứ quả bóng nào. Công Việc và Tinh
Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy trở lên
vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thủy tinh, chúng
có thể sẽ bị trầy xước, sứt mẻ, hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất.
Nếu không tự chủ, bạn khó có thể lường trước được quả bóng nào sẽ rơi
xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của chính
mình.
Công Việc và Tinh Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy trở lên vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thủy tinh, chúng có thể sẽ bị trầy xước, sứt mẻ, hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất. Nếu không tự chủ, bạn khó có thể lường trước được quả bóng nào sẽ rơi xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của chính mình.
Đừng hạ thấp giá trị bản thân khi so sánh mình với người khác. Mỗi chúng ta đều là những con người đặc biệt và có giá trị riêng. Nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là biết mình được đánh giá và nhìn nhận đúng.
Công Việc và Tinh Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy trở lên vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thủy tinh, chúng có thể sẽ bị trầy xước, sứt mẻ, hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất. Nếu không tự chủ, bạn khó có thể lường trước được quả bóng nào sẽ rơi xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của chính mình.
Đừng hạ thấp giá trị bản thân khi so sánh mình với người khác. Mỗi chúng ta đều là những con người đặc biệt và có giá trị riêng. Nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là biết mình được đánh giá và nhìn nhận đúng.
Đừng để những ước mơ, mục đích của bạn lệ thuộc vào người khác, mà phải
bắt nguồn từ chính khao khát, đam mê của bạn. Chỉ có bạn mới biết điều
gì là tốt nhất cho bản thân mình.
Bạn hãy nâng niu, gìn giữ những gì thân thuộc, gần gũi nhất trong trái tim bạn. Đó chính là những giá trị tinh thần để cuộc sống của bạn thêm phần ý nghĩa.
Đừng để cuộc đời bạn trôi qua một cách vô nghĩa khi mãi chìm đắm trong kỷ niệm hay nỗi đau trong quá khứ hoặc lo lắng quá về tương lai. Hãy sống trọn vẹn cho giây phút hiện tại bằng tất cả cảm nhận và nhiệt huyết của trái tim mình.
Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn có thể làm được điều gì đó. Mọi thứ chỉ thật sự chấm dứt khi bạn thôi không muốn cố gắng nữa.
Đừng ngại nhìn nhận rằng bạn là người chưa hoàn hảo. Sự trưởng thành của con người diễn ra trong mọi giai đoạn cuộc sống. Chính sự nhìn nhận những khiếm khuyết đó sẽ là sợi chỉ nối kết mọi người lại với nhau. Hãy học hỏi vì kiến thức và trải nghiệm là vốn quý nhất mà bạn luôn có thể mang theo bên mình.
Đừng sợ phải đối mặt với khó khăn, thử thách vì đó chính là cơ hội vững vàng để bạn trưởng thành hơn.
Đừng để tình yêu thiếu vắng trong cuộc đời bạn bằng cách nói rằng thật khó tìm thấy nó. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là cho đi. Cách mau chóng nhất để đánh mất tình yêu là cố giữ nó thực chặt. Và cách tốt nhất để giữ trọn vẹn tình yêu là chắp cho nó một đôi cánh.
Hãy sử dụng thời gian và ngôn ngữ một cách cẩn thận. Không một lời nói hay khoảnh khắc nào đã qua có thể lấy lại được.
Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh để rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ phải tự hỏi mình đang ở đâu. Hãy vạch ra hành trình để luôn ý thức được rằng mình đang đi đâu trong hành trình ấy.
Cuộc đời ko phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. Điều quan trọng không phảỉ là phần thưởng khi bạn đến đích, mà chính là những gì bạn đã cảm nhận được trên từng chặng đường đi.
Bạn hãy nâng niu, gìn giữ những gì thân thuộc, gần gũi nhất trong trái tim bạn. Đó chính là những giá trị tinh thần để cuộc sống của bạn thêm phần ý nghĩa.
Đừng để cuộc đời bạn trôi qua một cách vô nghĩa khi mãi chìm đắm trong kỷ niệm hay nỗi đau trong quá khứ hoặc lo lắng quá về tương lai. Hãy sống trọn vẹn cho giây phút hiện tại bằng tất cả cảm nhận và nhiệt huyết của trái tim mình.
Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn có thể làm được điều gì đó. Mọi thứ chỉ thật sự chấm dứt khi bạn thôi không muốn cố gắng nữa.
Đừng ngại nhìn nhận rằng bạn là người chưa hoàn hảo. Sự trưởng thành của con người diễn ra trong mọi giai đoạn cuộc sống. Chính sự nhìn nhận những khiếm khuyết đó sẽ là sợi chỉ nối kết mọi người lại với nhau. Hãy học hỏi vì kiến thức và trải nghiệm là vốn quý nhất mà bạn luôn có thể mang theo bên mình.
Đừng sợ phải đối mặt với khó khăn, thử thách vì đó chính là cơ hội vững vàng để bạn trưởng thành hơn.
Đừng để tình yêu thiếu vắng trong cuộc đời bạn bằng cách nói rằng thật khó tìm thấy nó. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là cho đi. Cách mau chóng nhất để đánh mất tình yêu là cố giữ nó thực chặt. Và cách tốt nhất để giữ trọn vẹn tình yêu là chắp cho nó một đôi cánh.
Hãy sử dụng thời gian và ngôn ngữ một cách cẩn thận. Không một lời nói hay khoảnh khắc nào đã qua có thể lấy lại được.
Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh để rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ phải tự hỏi mình đang ở đâu. Hãy vạch ra hành trình để luôn ý thức được rằng mình đang đi đâu trong hành trình ấy.
Cuộc đời ko phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. Điều quan trọng không phảỉ là phần thưởng khi bạn đến đích, mà chính là những gì bạn đã cảm nhận được trên từng chặng đường đi.
Michael Dell - Hành trình đến thành công
Một trong những việc tôi thích thú nhất là nghiên cứu về cuộc đời của
những doanh nhân thành đạt. Qua kinh nghiệm của họ, chúng ta học hỏi
được cách nhận diện một ý tưởng hoặc cơ hội kinh doanh tuyệt vời cũng
như một số dự án khởi nghiệp và bí quyết thành công hữu ích. Ngoài ra,
bạn còn có thể học được cách tránh những sai lầm họ từng mắc phải. Quan
trọng nhất là bằng cách đi theo con đường đã dẫn họ đến thành công, bạn
sẽ có nhiều cơ may để trở nên giàu sang như họ.
Ngay từ lúc 12 tuổi, cậu bé Michael Dell đã cho thấy những phẩm chất của một doanh nhân vĩ đại khi “đánh hơi” được cơ hội kinh doanh trong việc sưu tầm tem. Sau khi kiếm được 2,000 USD từ cách kinh doanh này, Dell hiểu rằng, chỉ cần tiếp tục vận dụng khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh thiên bẩm của mình là cậu có thể trở nên giàu có.
Đến năm 16 tuổi, Dell nhận thấy những người mới dọn đến gần nhà cậu có thể có nhu cầu đặt mua báo dài hạn. Vì thế, sau khi nghiên cứu danh sách vay cầm cố và đăng ký kết hôn ở thành phố mình sống, cậu tiếp xúc với những người này và thuyết phục họ đặt mua báo. Đây quả là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời vì chỉ trong năm đầu tiên bán báo, Dell đã kiếm được hơn 18,000 USD. Tuyệt hơn nữa, ngay trước khi tốt nghiệp trung học, cậu đã kiếm đủ tiền để mua được một chiếc BMW.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của Dell chính là kỹ năng về con người. Để thành công trong kinh doanh, một doanh nhân luôn cần có khả năng tiếp cận và kết nối với con người với con người; cũng như giới thiệu dịch vụ và sản phẩm một cách thuyết phục đến khách hàng. Đây là yếu tố tối quan trọng để làm giàu.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Dell theo học tại Đại học Texas với ý định trở thành một bác sĩ. Chính trong căn phòng của mình tại ký túc xá Đại học này, anh đã nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh mà về sau đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành kinh doanh máy tính.
Vào thời điểm đó (năm 1984), giá máy tính phổ biến ở mức 3,000 USD. Dell nghiên cứu và nhận thấy nếu mua rời phụ tùng máy tính thì anh chỉ mất có 600 USD. Còn nếu anh lắp ráp chúng lại thành máy tính hoàn chỉnh thì ông có thể bán với giá thấp hơn mức giá gốc nhiều mà vẫn có thể kiếm được lợi nhuận. Đây quả là một cơ hội kinh doanh và làm giàu tuyệt vời. Vì thế, anh quyết định bỏ học để thành lập công ty riêng kinh doanh máy tính tên PC’s Limited.
Đúng như anh dự đoán, công ty ngay lập tức thành công lớn. Áp dụng một hệ thống độc nhất vô nhị để sản xuất máy tính tùy theo nhu cầu cá nhân với mức giá cực thấp so với máy tính có thương hiệu, PC Limited đã đạt doanh thu 6 triệu USD ngay trong năm đầu tiên. Kể từ đó, Dell liên tục thành công và trở thành tỷ phú.
Tóm lại, có 2 yếu tố chính dẫn đến sự thành đạt của Michael Dell như ngày hôm nay. Trước tiên là khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh thiên phú của ông, mà nói theo cách khác, chính là khả năng mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Thứ hai là sự quyết tâm tìm ra phương cách để giảm giá sản phẩm máy tính trên thị trường. Ông đã làm được điều này bằng cách cắt bỏ khâu trung gian để có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nhờ vậy, lượng người mua máy tính của ông đã gia tăng đáng kể trong khi ông vẫn thu được lợi nhuận.
_ST_
Ngay từ lúc 12 tuổi, cậu bé Michael Dell đã cho thấy những phẩm chất của một doanh nhân vĩ đại khi “đánh hơi” được cơ hội kinh doanh trong việc sưu tầm tem. Sau khi kiếm được 2,000 USD từ cách kinh doanh này, Dell hiểu rằng, chỉ cần tiếp tục vận dụng khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh thiên bẩm của mình là cậu có thể trở nên giàu có.
Đến năm 16 tuổi, Dell nhận thấy những người mới dọn đến gần nhà cậu có thể có nhu cầu đặt mua báo dài hạn. Vì thế, sau khi nghiên cứu danh sách vay cầm cố và đăng ký kết hôn ở thành phố mình sống, cậu tiếp xúc với những người này và thuyết phục họ đặt mua báo. Đây quả là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời vì chỉ trong năm đầu tiên bán báo, Dell đã kiếm được hơn 18,000 USD. Tuyệt hơn nữa, ngay trước khi tốt nghiệp trung học, cậu đã kiếm đủ tiền để mua được một chiếc BMW.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của Dell chính là kỹ năng về con người. Để thành công trong kinh doanh, một doanh nhân luôn cần có khả năng tiếp cận và kết nối với con người với con người; cũng như giới thiệu dịch vụ và sản phẩm một cách thuyết phục đến khách hàng. Đây là yếu tố tối quan trọng để làm giàu.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Dell theo học tại Đại học Texas với ý định trở thành một bác sĩ. Chính trong căn phòng của mình tại ký túc xá Đại học này, anh đã nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh mà về sau đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành kinh doanh máy tính.
Vào thời điểm đó (năm 1984), giá máy tính phổ biến ở mức 3,000 USD. Dell nghiên cứu và nhận thấy nếu mua rời phụ tùng máy tính thì anh chỉ mất có 600 USD. Còn nếu anh lắp ráp chúng lại thành máy tính hoàn chỉnh thì ông có thể bán với giá thấp hơn mức giá gốc nhiều mà vẫn có thể kiếm được lợi nhuận. Đây quả là một cơ hội kinh doanh và làm giàu tuyệt vời. Vì thế, anh quyết định bỏ học để thành lập công ty riêng kinh doanh máy tính tên PC’s Limited.
Đúng như anh dự đoán, công ty ngay lập tức thành công lớn. Áp dụng một hệ thống độc nhất vô nhị để sản xuất máy tính tùy theo nhu cầu cá nhân với mức giá cực thấp so với máy tính có thương hiệu, PC Limited đã đạt doanh thu 6 triệu USD ngay trong năm đầu tiên. Kể từ đó, Dell liên tục thành công và trở thành tỷ phú.
Tóm lại, có 2 yếu tố chính dẫn đến sự thành đạt của Michael Dell như ngày hôm nay. Trước tiên là khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh thiên phú của ông, mà nói theo cách khác, chính là khả năng mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Thứ hai là sự quyết tâm tìm ra phương cách để giảm giá sản phẩm máy tính trên thị trường. Ông đã làm được điều này bằng cách cắt bỏ khâu trung gian để có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nhờ vậy, lượng người mua máy tính của ông đã gia tăng đáng kể trong khi ông vẫn thu được lợi nhuận.
_ST_
5 Lời khuyên thành công - Kỹ năng dành cho các bạn trẻ
Để từng bước làm chủ cuộc sống và cuộc đời của chính bản thân mình. Bạn hãy dành ra 5 phút để đọc hết bài viết này nhé:
1. Trước khi làm việc gì phải suy xét kỹ.
Điều đầu tiên mà những nhà doanh nghiệp thành công là trước khi bắt đầu việc kinh doanh của họ, họ sẽ nghiên cứu vấn đề ở tầm nhìn xa trông rộng, để chắc chắn những gì họ hiểu về thương trường, đối thủ, và những gì họ có thể gặp.
Họ biết rằng họ không thể tạo ra một dịch vụ một cách hiệu quả nếu không biết những khả năng nào họ nổi trội hơn và những cơ hội nào giúp họ thành công. Họ tạo những kế hoạch kinh doanh, tạo những mục tiêu và làm tất cả những công việc "nền" cần thiết trước khi "lao" vào.
2. Bạn có thể làm ra tiền bằng cách làm việc... không công.
Một số nhà kinh doanh đạt được thành công như ngày nay một phần cũng nhờ vào sự tham gia tình nguyện những dự án trong cộng đồng. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tăng thêm những kinh nghiệm, có những mối quan hệ và bắt đầu tham gia những tiến trình làm việc hệ thống quan trọng.
3. Một cơ hội tốt có thể đến bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào.
Thỉnh thoảng những cơ hội "tự trình diện" khi sự trông đợi của chúng ta không còn hy vọng! Những nhà kinh doanh thành công học cách giữ đôi mắt và đôi tai của họ mở to, để chào đón những cơ hội đến bất cứ lúc nào. Bạn chưa từng biết từ nơi nào công việc kinh doanh sẽ đến.
"Chìa khóa" là luôn luôn gieo những hạt giống. Bạn chưa từng biết chúng sẽ phát triển như thế nào, nhưng nhiều hơn khi bạn "phơi" chúng ra ngoài. Điều này nghĩa là hãy sẵn sàng nói về công việc kinh doanh bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu.
4. Từ công việc kinh doanh nhỏ có thể dẫn đến công việc kinh doanh lớn.
Thỉnh thoảng những chủ doanh nghiệp dùng tất cả thời gian để tìm kiếm một con cá lớn và không đếm xỉa gì đến những cơ hội nhỏ. Robyn Frankel, sở hữu một công ty P.R ở St. Louis, vừa học được rằng - những khách hàng với một công việc nhỏ có thể bắt đầu đem đến những cơ hội lớn. Bởi vậy, Frankel tham gia trong những dự án ngay cả khi chúng không có gì lớn lao cả, hoàn tất những dự án đó với sự tinh tường, và sau đó, sự nhiệt tình đã biến những cơ hội "con tép" ấy thành những "con tôm"!
5. Sự đam mê là quan trọng.
Không có gì bí mật để trở thành một nhà kinh doanh thành công là làm việc vất vả. Bạn cần phải yêu những gì bạn làm. Sự bắt đầu công việc kinh doanh của bạn có thể là một năng khiếu, nhưng bạn phải lao động cật lực bằng tất cả niềm đam mê, để có những cơ hội thỏa mãn ước mơ nghề nghiệp trong nền tảng công việc hàng ngày.
_ST_
1. Trước khi làm việc gì phải suy xét kỹ.
Điều đầu tiên mà những nhà doanh nghiệp thành công là trước khi bắt đầu việc kinh doanh của họ, họ sẽ nghiên cứu vấn đề ở tầm nhìn xa trông rộng, để chắc chắn những gì họ hiểu về thương trường, đối thủ, và những gì họ có thể gặp.
Họ biết rằng họ không thể tạo ra một dịch vụ một cách hiệu quả nếu không biết những khả năng nào họ nổi trội hơn và những cơ hội nào giúp họ thành công. Họ tạo những kế hoạch kinh doanh, tạo những mục tiêu và làm tất cả những công việc "nền" cần thiết trước khi "lao" vào.
2. Bạn có thể làm ra tiền bằng cách làm việc... không công.
Một số nhà kinh doanh đạt được thành công như ngày nay một phần cũng nhờ vào sự tham gia tình nguyện những dự án trong cộng đồng. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tăng thêm những kinh nghiệm, có những mối quan hệ và bắt đầu tham gia những tiến trình làm việc hệ thống quan trọng.
3. Một cơ hội tốt có thể đến bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào.
Thỉnh thoảng những cơ hội "tự trình diện" khi sự trông đợi của chúng ta không còn hy vọng! Những nhà kinh doanh thành công học cách giữ đôi mắt và đôi tai của họ mở to, để chào đón những cơ hội đến bất cứ lúc nào. Bạn chưa từng biết từ nơi nào công việc kinh doanh sẽ đến.
"Chìa khóa" là luôn luôn gieo những hạt giống. Bạn chưa từng biết chúng sẽ phát triển như thế nào, nhưng nhiều hơn khi bạn "phơi" chúng ra ngoài. Điều này nghĩa là hãy sẵn sàng nói về công việc kinh doanh bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu.
4. Từ công việc kinh doanh nhỏ có thể dẫn đến công việc kinh doanh lớn.
Thỉnh thoảng những chủ doanh nghiệp dùng tất cả thời gian để tìm kiếm một con cá lớn và không đếm xỉa gì đến những cơ hội nhỏ. Robyn Frankel, sở hữu một công ty P.R ở St. Louis, vừa học được rằng - những khách hàng với một công việc nhỏ có thể bắt đầu đem đến những cơ hội lớn. Bởi vậy, Frankel tham gia trong những dự án ngay cả khi chúng không có gì lớn lao cả, hoàn tất những dự án đó với sự tinh tường, và sau đó, sự nhiệt tình đã biến những cơ hội "con tép" ấy thành những "con tôm"!
5. Sự đam mê là quan trọng.
Không có gì bí mật để trở thành một nhà kinh doanh thành công là làm việc vất vả. Bạn cần phải yêu những gì bạn làm. Sự bắt đầu công việc kinh doanh của bạn có thể là một năng khiếu, nhưng bạn phải lao động cật lực bằng tất cả niềm đam mê, để có những cơ hội thỏa mãn ước mơ nghề nghiệp trong nền tảng công việc hàng ngày.
_ST_
7 Bài học từ người giàu
Tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó sẽ trả lương được cho nhóm nhân viên nghiên cứu lớn để nghiên cứu về vấn đề này.
Thuế áp dụng đối với 2% người giàu nhất nước Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn. Tại Mỹ, nhóm người siêu giàu nắm phần lớn tài sản bằng đồng USD, nhóm tài sản này sẽ có giá trị ngày một giảm đi. Khi bất bình đẳng thu nhập tăng cao tại Mỹ, nhóm người siêu giàu bị người ta đổ lỗi cho mọi vấn đề trong xã hội.
Thay cho việc chỉ trích người giàu, hãy nhìn vào họ bằng một cách khác. Có một số điểm quan trọng cần được rút ra từ trải nghiệm của những người siêu giàu xét đến hoạt động đầu tư và kinh nghiệm quản lý tài sản của họ.
Trong công việc hàng ngày, tác giả bài viết có điều kiện tiếp xúc với nhiều cá nhân giàu có. Nhóm người mà tác giả quen biết có thể bao gồm chuyên gia công nghệ trẻ với tài sản được tính ở mức khoảng 9 đến 10 con số.
Trong nhiều năm, tác giả bài viết trò chuyện với nhiều người đã mở được nhiều trường học và bệnh viện mang tên họ. Tác giả chia sẻ một số điều học được từ những người này:
1. Có tiền tốt hơn không có tiền
Tiền không mua được cho bạn hạnh phúc nhưng mua được nhiều thứ khác, ví như sự an toàn về tài chính, chế độ chăm sóc y tế, giáo dọc, du lịch, cuộc sống về hưu chất lượng tốt. Nói tóm gọn: Tự do.
2. Đừng trở thành người thừa tiền và thiếu thời gian
Dành mọi thời gian rỗi của bạn để kiếm tiền thực sự tạo ra vấn đề lớn, đặc biệt tại những nghề nghiệp đặc thù. Luật sư, bác sỹ, nhân viên ngân hàng và kế toán, do bản chất công việc, có thể mải mê đến mức họ bỏ qua mối quan hệ với gia đình.
Khi sự ổn định của đời sống bình thường chấm dứt, yếu tố mất cân bằng giữa công việc và gia đình sẽ tăng lên.
Làm việc thực chất là quá trình đổi thời gian lấy tiền. Hãy nhớ: “Việc bạn làm gì với tiền có ý nghĩa hơn nhiều so với đống tài sản bạn mua được khi bạn mua được bằng tiền. Nếu bạn trở nên giàu có những quên đi mối quan hệ với bạn đời và không chăm sóc được lũ trẻ khi chúng đang tuổi lớn, bạn nghèo hơn bạn tưởng.”
3. Kỷ niệm quan trọng hơn vật chất
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đối với người giàu có, ô tô xịn, du thuyền, nhà cửa, trang sức và đồng hồ đứng cuối bảng ưu tiên.
Ưu tiên của họ: Kỷ niệm và thành công. Điều này còn đúng hơn khi nhìn từ góc độ gia đình.
Có thực sự rằng dàn loa 100.000USD mang lại âm thanh tốt hơn 20 lần so với dàn loa 5.000USD? Xe ô tô thể thao giá 250.000USD chạy nhanh gấp 5 lần xe giá 50.000USD? Hiện nay, người ta có thể mua căn nhà tuyệt đẹp tại Mỹ với giá 1 triệu USD, giá rẻ hơn nếu vào sâu nội địa. Và căn nhà 10 triệu USD cũng không đẹp gấp 10 lần. Bất kỳ ai đang sở hữu đồng hồ Rolex giá 10.000USD sẽ nói với bạn rằng chiếc đồng hồ Casio 39USD cũng rất tốt.
Khi nói đến lợi ích của tài sản, tác giả bài viết luôn được nghe câu chuyện về những kỷ niệm đẹp, buổi tụ họp của gia đình, kỳ nghỉ, sự kiện thể thao, đám cưới và nhiều kỷ niệm đẹp khác. Khi có việc gì đó cần tiền, gần như gia đình nào cũng có cách riêng phù hợp với điều kiện của mình.
4. Hãy cẩn thận với những khoản nợ, đặc biệt ở giai đoạn đầu đời
Có một sự thật tồi tệ: Các công ty thường muốn nhân viên của mình vay nợ thật nhiều. Họ sẽ giúp bạn làm việc đó, đồng ký kết các hợp đồng mua nhà thế chấp hoặc thậm chí trực tiếp cho bạn vay tiền với lãi suất ưu đãi.
Họ khuyến khích bạn tiêu xài điên cuồng, nới hạn mức tín dụng cho nhân viên xuất sắc. Bạn cần một căn nhà lớn và như vậy phải vay nợ nhiều. Với hình thức hỗ trợ như vậy, có thật các công ty rất tốt không?
Không hẳn như vậy. Các ngân hàng lớn, tổ chức đầu tư, công ty luật và kế toán đã học được cách kiếm lời rất lớn bằng cách lắp “cùm vàng” vào tay nhân viên giỏi nhất. Những kẻ làm công ăn lương này sẽ làm việc chăm chỉ hơn, ở lại công ty nhiều thời gian hơn so với nhóm nhân viên chẳng vay nợ xu nào.
Hơn thế nữa, những nhân viên vay nợ sẽ không bỏ công ty sang làm việc cho một công ty nhỏ hay đối thủ cạnh tranh.
Hãy nhớ lấy điều này khi bạn nhận được ưu đãi tín dụng, bạn càng vay sẽ càng thiệt.
5. Cần lập mục tiêu
Tác giả bài viết có một người bạn doanh nhân. Ông ấy là thành viên ban quản trị một công ty dotcom thập niên 1990. Ông bán cổ phiếu của mình quá sớm, chỉ với số tiền thu về 30 triệu USD, trong khi đó chỉ vài tháng sau con số này lên tới 90 triệu USD.
Tuy nhiên điều đó chẳng có nhiều ý nghĩa với ông. Ông sử dụng chỗ tiền thu về cho công ty tiếp theo và cuối cùng thu về 1 tỷ USD. Mục tiêu dài hạn và khả năng hiện thực hóa mục tiêu đã giúp ông thành công.
Ông nói: “Tôi rất ngạc nhiên với việc nhiều người sống không có mục tiêu gì. Họ đơn giản chỉ để dòng sông cuộc đời trôi qua.”
Người Latinh có câu: “Chiến thắng cần đến sự chuẩn bị kỹ càng.” Khi bạn đã có kế hoạch cẩn thận, bạn sẽ ngạc nhiên với cái bạn làm được.
6. Không nên quên mất hiện tại
Mục tiêu cũng rất quan trọng, tuy nhiên không nên quên đi những gì đang diễn ra hiện nay.
Điều này đặc biệt đúng với nhóm doanh nhân, nhà điều hành doanh nghiệp và người có tính cách thuộc nhóm A. Đừng để những giấc mơ về tòa lâu đài khiến bạn không tận hưởng được niềm hạnh phúc trong căn nhà mà mình đang sống.
7. Cần đến một chút may mắn
Tác giả bài viết hết sức ngạc nhiên với một điều sau khi gặp nhiều người giàu có, đặc biệt các doanh nhân công nghệ, đó là họ hết sức cám ơn sự may mắn của họ. Tác giả thường được nghe câu: “Thông minh cũng tốt nhưng may mắn còn tốt hơn.” Một triết gia nổi tiếng đã nói: “May mắn đến khi đã có sự chuẩn bị tốt đi kèm với cơ hội.”
Tác giả bài viết không dám khẳng định liệu thông minh hay may mắn sẽ tốt hơn, tuy nhiên phần lớn cơ hội đến cần nhiều hơn sự may mắn.
- Sưu tầm-
Thuế áp dụng đối với 2% người giàu nhất nước Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn. Tại Mỹ, nhóm người siêu giàu nắm phần lớn tài sản bằng đồng USD, nhóm tài sản này sẽ có giá trị ngày một giảm đi. Khi bất bình đẳng thu nhập tăng cao tại Mỹ, nhóm người siêu giàu bị người ta đổ lỗi cho mọi vấn đề trong xã hội.
Thay cho việc chỉ trích người giàu, hãy nhìn vào họ bằng một cách khác. Có một số điểm quan trọng cần được rút ra từ trải nghiệm của những người siêu giàu xét đến hoạt động đầu tư và kinh nghiệm quản lý tài sản của họ.
Trong công việc hàng ngày, tác giả bài viết có điều kiện tiếp xúc với nhiều cá nhân giàu có. Nhóm người mà tác giả quen biết có thể bao gồm chuyên gia công nghệ trẻ với tài sản được tính ở mức khoảng 9 đến 10 con số.
Trong nhiều năm, tác giả bài viết trò chuyện với nhiều người đã mở được nhiều trường học và bệnh viện mang tên họ. Tác giả chia sẻ một số điều học được từ những người này:
1. Có tiền tốt hơn không có tiền
Tiền không mua được cho bạn hạnh phúc nhưng mua được nhiều thứ khác, ví như sự an toàn về tài chính, chế độ chăm sóc y tế, giáo dọc, du lịch, cuộc sống về hưu chất lượng tốt. Nói tóm gọn: Tự do.
2. Đừng trở thành người thừa tiền và thiếu thời gian
Dành mọi thời gian rỗi của bạn để kiếm tiền thực sự tạo ra vấn đề lớn, đặc biệt tại những nghề nghiệp đặc thù. Luật sư, bác sỹ, nhân viên ngân hàng và kế toán, do bản chất công việc, có thể mải mê đến mức họ bỏ qua mối quan hệ với gia đình.
Khi sự ổn định của đời sống bình thường chấm dứt, yếu tố mất cân bằng giữa công việc và gia đình sẽ tăng lên.
Làm việc thực chất là quá trình đổi thời gian lấy tiền. Hãy nhớ: “Việc bạn làm gì với tiền có ý nghĩa hơn nhiều so với đống tài sản bạn mua được khi bạn mua được bằng tiền. Nếu bạn trở nên giàu có những quên đi mối quan hệ với bạn đời và không chăm sóc được lũ trẻ khi chúng đang tuổi lớn, bạn nghèo hơn bạn tưởng.”
3. Kỷ niệm quan trọng hơn vật chất
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đối với người giàu có, ô tô xịn, du thuyền, nhà cửa, trang sức và đồng hồ đứng cuối bảng ưu tiên.
Ưu tiên của họ: Kỷ niệm và thành công. Điều này còn đúng hơn khi nhìn từ góc độ gia đình.
Có thực sự rằng dàn loa 100.000USD mang lại âm thanh tốt hơn 20 lần so với dàn loa 5.000USD? Xe ô tô thể thao giá 250.000USD chạy nhanh gấp 5 lần xe giá 50.000USD? Hiện nay, người ta có thể mua căn nhà tuyệt đẹp tại Mỹ với giá 1 triệu USD, giá rẻ hơn nếu vào sâu nội địa. Và căn nhà 10 triệu USD cũng không đẹp gấp 10 lần. Bất kỳ ai đang sở hữu đồng hồ Rolex giá 10.000USD sẽ nói với bạn rằng chiếc đồng hồ Casio 39USD cũng rất tốt.
Khi nói đến lợi ích của tài sản, tác giả bài viết luôn được nghe câu chuyện về những kỷ niệm đẹp, buổi tụ họp của gia đình, kỳ nghỉ, sự kiện thể thao, đám cưới và nhiều kỷ niệm đẹp khác. Khi có việc gì đó cần tiền, gần như gia đình nào cũng có cách riêng phù hợp với điều kiện của mình.
4. Hãy cẩn thận với những khoản nợ, đặc biệt ở giai đoạn đầu đời
Có một sự thật tồi tệ: Các công ty thường muốn nhân viên của mình vay nợ thật nhiều. Họ sẽ giúp bạn làm việc đó, đồng ký kết các hợp đồng mua nhà thế chấp hoặc thậm chí trực tiếp cho bạn vay tiền với lãi suất ưu đãi.
Họ khuyến khích bạn tiêu xài điên cuồng, nới hạn mức tín dụng cho nhân viên xuất sắc. Bạn cần một căn nhà lớn và như vậy phải vay nợ nhiều. Với hình thức hỗ trợ như vậy, có thật các công ty rất tốt không?
Không hẳn như vậy. Các ngân hàng lớn, tổ chức đầu tư, công ty luật và kế toán đã học được cách kiếm lời rất lớn bằng cách lắp “cùm vàng” vào tay nhân viên giỏi nhất. Những kẻ làm công ăn lương này sẽ làm việc chăm chỉ hơn, ở lại công ty nhiều thời gian hơn so với nhóm nhân viên chẳng vay nợ xu nào.
Hơn thế nữa, những nhân viên vay nợ sẽ không bỏ công ty sang làm việc cho một công ty nhỏ hay đối thủ cạnh tranh.
Hãy nhớ lấy điều này khi bạn nhận được ưu đãi tín dụng, bạn càng vay sẽ càng thiệt.
5. Cần lập mục tiêu
Tác giả bài viết có một người bạn doanh nhân. Ông ấy là thành viên ban quản trị một công ty dotcom thập niên 1990. Ông bán cổ phiếu của mình quá sớm, chỉ với số tiền thu về 30 triệu USD, trong khi đó chỉ vài tháng sau con số này lên tới 90 triệu USD.
Tuy nhiên điều đó chẳng có nhiều ý nghĩa với ông. Ông sử dụng chỗ tiền thu về cho công ty tiếp theo và cuối cùng thu về 1 tỷ USD. Mục tiêu dài hạn và khả năng hiện thực hóa mục tiêu đã giúp ông thành công.
Ông nói: “Tôi rất ngạc nhiên với việc nhiều người sống không có mục tiêu gì. Họ đơn giản chỉ để dòng sông cuộc đời trôi qua.”
Người Latinh có câu: “Chiến thắng cần đến sự chuẩn bị kỹ càng.” Khi bạn đã có kế hoạch cẩn thận, bạn sẽ ngạc nhiên với cái bạn làm được.
6. Không nên quên mất hiện tại
Mục tiêu cũng rất quan trọng, tuy nhiên không nên quên đi những gì đang diễn ra hiện nay.
Điều này đặc biệt đúng với nhóm doanh nhân, nhà điều hành doanh nghiệp và người có tính cách thuộc nhóm A. Đừng để những giấc mơ về tòa lâu đài khiến bạn không tận hưởng được niềm hạnh phúc trong căn nhà mà mình đang sống.
7. Cần đến một chút may mắn
Tác giả bài viết hết sức ngạc nhiên với một điều sau khi gặp nhiều người giàu có, đặc biệt các doanh nhân công nghệ, đó là họ hết sức cám ơn sự may mắn của họ. Tác giả thường được nghe câu: “Thông minh cũng tốt nhưng may mắn còn tốt hơn.” Một triết gia nổi tiếng đã nói: “May mắn đến khi đã có sự chuẩn bị tốt đi kèm với cơ hội.”
Tác giả bài viết không dám khẳng định liệu thông minh hay may mắn sẽ tốt hơn, tuy nhiên phần lớn cơ hội đến cần nhiều hơn sự may mắn.
- Sưu tầm-
Quy trình tuyển dụng thông minh
Một lần nữa, tôi tuyển một nhân viên mà tôi đã nghĩ rằng hoàn hảo, và
kết cục lại là một cơn ác mộng. Tại sao để tuyển đúng người đúng việc
lại quá khó khăn như vậy?
Tuyển dụng được đúng người không phải là việc đơn giản như người ta vẫn nghĩ! Hàng triệu nhà quản lý đã tự hỏi bản thân họ câu hỏi này hàng ngày. Tôi đã hỏi những người bạn của tôi là Geoff Smart và Randy Streets, đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất do New York Times bình chọn Who: The A method for Hiring (Ai: Phương pháp A cho tuyển dụng), và dưới đây là câu trả lời của họ:
Thật khó để tuyển được đúng người bởi vì các nhà quản lý thường sử dụng những phương pháp “tuyển dụng tà thuật” không hiệu quả. Tuyển dụng không thành công luôn là vấn đề số 1 của các nhà quản lý. Trong trường phổ thông, đại học hay thậm chí là Trường kinh doanh Harvard, họ không hề dạy bạn cách thức tuyển dụng!
Trong quá trình tuyền dụng, các nhà quản lý thường sáng tạo ra những cách tiếp cận riêng của họ, và hầu hết những phương pháp mới kinh khủng này không chỉ tốn thời gian mà còn tạo ra kết quả thất bại trung bình tới 50%. Và, trong khoảng thời gian kinh tế khó khăn như hiện tại, để ngôi nhà kinh doanh của bạn theo đúng trật tự thì tìm được nhân tài là một vấn đề hết sức quan trọng nếu bạn muốn vượt qua cơn bão khủng hoảng.
Chúng
tôi đã tiến hành một nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay để giải quyết
vấn đề tuyển dụng không thành công này. Chúng tôi đã đúc rút kinh
nghiệm trong suốt 13 năm tư vấn tuyển dụng cho hàng trăm công ty, thực
hiện các cuộc phỏng vấn đặc biệt với hơn 20 tỉ phú và hơn 60 CEO, các
nhà đầu tư để thu thập những câu chuyện và những lời khuyên hữu ích nhất
của họ về chủ đề này, và hoàn thiện một nghiên cứu khoa học về sự
nghiệp của 313 CEO được trường đại học tài trợ.
Chúng tôi đã học được điều gì? Chúng tôi đã học được 7 điều mà các nhà quản lý có thể thực hiện ngay từ ngày hôm nay để cải thiện tỉ lệ tuyển dụng thành công từ 50% lên tới 90%. Chúng tôi gọi đó là “Phương pháp A cho tuyển dụng”:
1. Viết một “bảng điểm” với những kết quả có thể xác định bằng số lượng mà bạn mong đợi một nhân viên có thể mang lại. Đó là thời điểm chính xác, rõ ràng – không mờ ảo.
2. Xác định rõ những nhân tố trong văn hoá doanh nghiệp bạn cần phải có ở các ứng cử viên.
3. Tìm kiếm những ứng cử viên sáng giá nhất bằng cách sử dụng mạng Internet và suy nghĩ hai lần trước khi phụ thuộc quá nhiều vào những quảng cáo việc làm và những nhà tuyển dụng trung gian.
4. Xem xét trả mức thưởng cao hơn cho những nhân viên tìm được những ứng cử viên hạng A được tuyển dụng. Ví dụ như, ở một công ty hoạt động tốt tại Mỹ, công ty chi trả mức thưởng 100 nghìn USD cho những ai tìm được ứng cử viên được tuyển dụng (thanh toán 10 nghìn đô/năm trong vòng 10 năm kể từ ngày nhân viên mới bắt đầu làm việc nếu cả hai bên đều vẫn tiếp tục làm việc cho công ty).
5. Lựa chọn đúng người qua việc tiến hành thực hiện ít nhất một cuộc phỏng vấn cực kỳ tỉ mỉ, kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ, theo thứ tự thời gian. Thực sự đào sâu vào cuộc phỏng vấn. Ghi nhớ các câu hỏi sau:
Người được tuyển dụng sẽ làm công việc gì?
Thành tích lớn nhất của anh ta là gì?
Sai lầm của anh ta là gì?
Những ông chủ cũ của anh ta nói gì về anh ta? (Có thể kiểm tra từ thư tham khảo)
Tại sao anh ta lại bỏ việc cũ?
6. Coi chừng với những tín hiệu đèn đỏ như: Các ứng cử viên không chịu trách nhiệm cho những sai lầm trong quá khứ, hoặc nói không hay về hầu hết những ông chủ cũ.
7. Luôn ghi nhớ 5 chữ F mà các ứng cử viên đều luôn quan tâm:
Fit (Phù hợp với công ty của bạn)
Family (Ủng hộ giúp đỡ để họ trở thành thành viên của đại gia đình công ty)
Freedom (Tự do đưa ra các quyết định)
Fortune (Vận may và danh tiếng)
Fun (Sự vui vẻ)
Bạn có thể làm được điều này. Trở thành ông chủ của Phương pháp tuyển dụng A. Tận hưởng nhiều thành công trong sự nghiệp hơn. Kiếm được nhiều tiền hơn. Có nhiều thời gian hơn.
_ST_
Tuyển dụng được đúng người không phải là việc đơn giản như người ta vẫn nghĩ! Hàng triệu nhà quản lý đã tự hỏi bản thân họ câu hỏi này hàng ngày. Tôi đã hỏi những người bạn của tôi là Geoff Smart và Randy Streets, đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất do New York Times bình chọn Who: The A method for Hiring (Ai: Phương pháp A cho tuyển dụng), và dưới đây là câu trả lời của họ:
Thật khó để tuyển được đúng người bởi vì các nhà quản lý thường sử dụng những phương pháp “tuyển dụng tà thuật” không hiệu quả. Tuyển dụng không thành công luôn là vấn đề số 1 của các nhà quản lý. Trong trường phổ thông, đại học hay thậm chí là Trường kinh doanh Harvard, họ không hề dạy bạn cách thức tuyển dụng!
Trong quá trình tuyền dụng, các nhà quản lý thường sáng tạo ra những cách tiếp cận riêng của họ, và hầu hết những phương pháp mới kinh khủng này không chỉ tốn thời gian mà còn tạo ra kết quả thất bại trung bình tới 50%. Và, trong khoảng thời gian kinh tế khó khăn như hiện tại, để ngôi nhà kinh doanh của bạn theo đúng trật tự thì tìm được nhân tài là một vấn đề hết sức quan trọng nếu bạn muốn vượt qua cơn bão khủng hoảng.
Chúng tôi đã học được điều gì? Chúng tôi đã học được 7 điều mà các nhà quản lý có thể thực hiện ngay từ ngày hôm nay để cải thiện tỉ lệ tuyển dụng thành công từ 50% lên tới 90%. Chúng tôi gọi đó là “Phương pháp A cho tuyển dụng”:
1. Viết một “bảng điểm” với những kết quả có thể xác định bằng số lượng mà bạn mong đợi một nhân viên có thể mang lại. Đó là thời điểm chính xác, rõ ràng – không mờ ảo.
2. Xác định rõ những nhân tố trong văn hoá doanh nghiệp bạn cần phải có ở các ứng cử viên.
3. Tìm kiếm những ứng cử viên sáng giá nhất bằng cách sử dụng mạng Internet và suy nghĩ hai lần trước khi phụ thuộc quá nhiều vào những quảng cáo việc làm và những nhà tuyển dụng trung gian.
4. Xem xét trả mức thưởng cao hơn cho những nhân viên tìm được những ứng cử viên hạng A được tuyển dụng. Ví dụ như, ở một công ty hoạt động tốt tại Mỹ, công ty chi trả mức thưởng 100 nghìn USD cho những ai tìm được ứng cử viên được tuyển dụng (thanh toán 10 nghìn đô/năm trong vòng 10 năm kể từ ngày nhân viên mới bắt đầu làm việc nếu cả hai bên đều vẫn tiếp tục làm việc cho công ty).
5. Lựa chọn đúng người qua việc tiến hành thực hiện ít nhất một cuộc phỏng vấn cực kỳ tỉ mỉ, kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ, theo thứ tự thời gian. Thực sự đào sâu vào cuộc phỏng vấn. Ghi nhớ các câu hỏi sau:
Người được tuyển dụng sẽ làm công việc gì?
Thành tích lớn nhất của anh ta là gì?
Sai lầm của anh ta là gì?
Những ông chủ cũ của anh ta nói gì về anh ta? (Có thể kiểm tra từ thư tham khảo)
Tại sao anh ta lại bỏ việc cũ?
6. Coi chừng với những tín hiệu đèn đỏ như: Các ứng cử viên không chịu trách nhiệm cho những sai lầm trong quá khứ, hoặc nói không hay về hầu hết những ông chủ cũ.
7. Luôn ghi nhớ 5 chữ F mà các ứng cử viên đều luôn quan tâm:
Fit (Phù hợp với công ty của bạn)
Family (Ủng hộ giúp đỡ để họ trở thành thành viên của đại gia đình công ty)
Freedom (Tự do đưa ra các quyết định)
Fortune (Vận may và danh tiếng)
Fun (Sự vui vẻ)
Bạn có thể làm được điều này. Trở thành ông chủ của Phương pháp tuyển dụng A. Tận hưởng nhiều thành công trong sự nghiệp hơn. Kiếm được nhiều tiền hơn. Có nhiều thời gian hơn.
_ST_
7 Bước đọc vị bất kỳ ai
“Đọc vị” hay nắm bắt ngôn ngữ cơ thể của người khác là một trong những
kỹ năng đặc biệt giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực. Một số người
may mắn có thể hiểu nó một cách tự nhiên, nhưng
hầu hết chúng ta đều gặp khó khăn khi tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể. Bài tập gồm 7 bước sau sẽ giúp bạn nắm được một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ cơ thể.
hầu hết chúng ta đều gặp khó khăn khi tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể. Bài tập gồm 7 bước sau sẽ giúp bạn nắm được một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ cơ thể.
Bước 1. Chú ý đến khoảng cách giữa bạn và người đối diện
Họ càng đứng gần bạn thì họ sẽ tỏ ra càng gần gũi với bạn và ngược lại. Khi bạn di chuyển đến gần họ, nếu họ lùi lại, điều đó có nghĩa là họ không muốn tạo mối quan hệ thân thiết hơn. Trong trường hợp họ không di chuyển nghĩa là họ muốn lắng nghe bạn. Còn khi họ chủ động tiến đến gần bạn, điều đó có nghĩa là họ thực sự thích bạn hoặc là họ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với bạn.
Có 4 mức khoảng cách:
- Thân mật: từ 0 – 5 cm (người thân, tình nhân). Khoảng cách này chỉ được phép xâm phạm khi người khác có quyền lực hơn ta hoặc khi mối quan hệ giữa đôi bên trở nên thân thiện.
- Cá nhân: từ 50 cm – 1,2 m (quan tâm, chú ý, bạn bè, cùng địa vị). Đây là khoảng cách cẩn thận theo bản năng trong lúc xã giao, những buổi tiệc tùng, gặp mặt hay hội hè.
- Xã hội: từ 1,2 m – 3,6 m (giao tiếp thương mại, người lạ). Chúng ta giữ khoảng cách này với những người không thân thiết khi xã giao.
- Công cộng: hơn 3,6 m (giao tiếp ở nơi công cộng, với người xa lạ hoàn toàn và đây là phạm vi được các chính khách ưa thích).
Lưu ý: khoảng cách này thay đổi tùy theo từng nền văn hóa.
Họ càng đứng gần bạn thì họ sẽ tỏ ra càng gần gũi với bạn và ngược lại. Khi bạn di chuyển đến gần họ, nếu họ lùi lại, điều đó có nghĩa là họ không muốn tạo mối quan hệ thân thiết hơn. Trong trường hợp họ không di chuyển nghĩa là họ muốn lắng nghe bạn. Còn khi họ chủ động tiến đến gần bạn, điều đó có nghĩa là họ thực sự thích bạn hoặc là họ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với bạn.
Có 4 mức khoảng cách:
- Thân mật: từ 0 – 5 cm (người thân, tình nhân). Khoảng cách này chỉ được phép xâm phạm khi người khác có quyền lực hơn ta hoặc khi mối quan hệ giữa đôi bên trở nên thân thiện.
- Cá nhân: từ 50 cm – 1,2 m (quan tâm, chú ý, bạn bè, cùng địa vị). Đây là khoảng cách cẩn thận theo bản năng trong lúc xã giao, những buổi tiệc tùng, gặp mặt hay hội hè.
- Xã hội: từ 1,2 m – 3,6 m (giao tiếp thương mại, người lạ). Chúng ta giữ khoảng cách này với những người không thân thiết khi xã giao.
- Công cộng: hơn 3,6 m (giao tiếp ở nơi công cộng, với người xa lạ hoàn toàn và đây là phạm vi được các chính khách ưa thích).
Lưu ý: khoảng cách này thay đổi tùy theo từng nền văn hóa.
Cách đọc vị người khác
Bước 2. Theo dõi vị trí đầu của người đối diện
Đầu của người đối diện nghiêng quá mức bình thường thì thể hiện sự đồng
cảm của người đó đối với bạn hoặc nếu họ vừa cười vừa cuối nghiêng đầu
thì có thể là họ đang muốn bông đùa và tán tỉnh bạn.
Khi họ cuối đầu xuống ngụ ý là họ đang che giấu một lý do gì đó. Nếu họ khen bạn trong tư thế cúi đầu xuống thì chứng tỏ họ còn rụt rè, xấu hổ, nhút nhát, hay giữ khoảng cách với người khác, hoài nghi hoặc đang suy nghĩ đến bản thân. Nếu họ cúi đầu xuống sau khi giải thích điều gì đó, điều đó có thể là họ không chắc chắn với những điều mình nói là đúng hay sai.
Đầu ngẩng lên có nghĩa là họ đang nhầm lẫn hay nghi ngờ bạn dựa vào cử chỉ của đôi mắt, lông mày và miệng. Bạn có từng thấy một chú chó ngẩng cao đầu lên khi bạn gây ra tiếng động buồn cười. Mặt khác, khi họ vừa mỉm cười vừa ngẩng đầu lên, có nghĩa là họ thích bạn thực lòng và rất hứng trò chuyện vui vẻ với bạn.
Lưu ý:
Phân biệt trường hợp một số người buộc phải di chuyển đầu vì có vấn đề về thị lực
Ở một số quốc gia, nghiêng đầu thể hiện sự tôn trọng.
Bước 3: Theo dõi mắt của người đối diện
Một người liên tục nhìn khắp mọi phía có nghĩa là họ đang lo lắng, nói dối hay bị phân tâm. Nếu nhìn xuống sàn nhà nhiều lần, họ tỏ vè nhút nhát và e dè. Người ta có khuynh hướng nhìn xuống dưới khi họ đang lo lắng hay cố che giấu cảm xúc nào đó. Nếu một người nào đó trông có vẻ đang nhìn cái gì đó xa xăm thì họ đang tập trung suy nghĩ việc gì đó hay không chú ý lắng nghe (phân biệt trường hợp gặp vấn đề về thị giác)
Ở một số nền văn hóa, nhìn thẳng vào mắt người khác thể hiện sự thiếu tôn trọng, điều này giải thích lý do tại sao ai đó tránh nhìn vào mắt bạn.
Khi họ cuối đầu xuống ngụ ý là họ đang che giấu một lý do gì đó. Nếu họ khen bạn trong tư thế cúi đầu xuống thì chứng tỏ họ còn rụt rè, xấu hổ, nhút nhát, hay giữ khoảng cách với người khác, hoài nghi hoặc đang suy nghĩ đến bản thân. Nếu họ cúi đầu xuống sau khi giải thích điều gì đó, điều đó có thể là họ không chắc chắn với những điều mình nói là đúng hay sai.
Đầu ngẩng lên có nghĩa là họ đang nhầm lẫn hay nghi ngờ bạn dựa vào cử chỉ của đôi mắt, lông mày và miệng. Bạn có từng thấy một chú chó ngẩng cao đầu lên khi bạn gây ra tiếng động buồn cười. Mặt khác, khi họ vừa mỉm cười vừa ngẩng đầu lên, có nghĩa là họ thích bạn thực lòng và rất hứng trò chuyện vui vẻ với bạn.
Lưu ý:
Phân biệt trường hợp một số người buộc phải di chuyển đầu vì có vấn đề về thị lực
Ở một số quốc gia, nghiêng đầu thể hiện sự tôn trọng.
Bước 3: Theo dõi mắt của người đối diện
Một người liên tục nhìn khắp mọi phía có nghĩa là họ đang lo lắng, nói dối hay bị phân tâm. Nếu nhìn xuống sàn nhà nhiều lần, họ tỏ vè nhút nhát và e dè. Người ta có khuynh hướng nhìn xuống dưới khi họ đang lo lắng hay cố che giấu cảm xúc nào đó. Nếu một người nào đó trông có vẻ đang nhìn cái gì đó xa xăm thì họ đang tập trung suy nghĩ việc gì đó hay không chú ý lắng nghe (phân biệt trường hợp gặp vấn đề về thị giác)
Ở một số nền văn hóa, nhìn thẳng vào mắt người khác thể hiện sự thiếu tôn trọng, điều này giải thích lý do tại sao ai đó tránh nhìn vào mắt bạn.
Cách đọc vị người đối diện
Bước 4: Bắt chước hành động của người đối diện
Bắt chước hành động là kỹ năng xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và người đối diện. Nếu ai đó hành động hay bắt chước những điều bạn thể hiện, đó là một dấu hiệu rất chân thực khi họ hứng thú trò chuyện với bạn và muốn tương tác tốt với bạn hơn.
Bước 5: Nhìn vào cánh tay của người đối diện
Khi người đối diện đang khoanh tay lại họ dường đang khép kín mình lại với các tác động bên ngoài. Mặc dù, một số người hành động chỉ theo thói quen nhưng cũng thể hiện là người đó khá dè dặt và không thoải mái lắm hay đang cố che giấu cái gì đó. Đối với một số người vừa khoanh tay lại vừa dang chân rộng ngang vai hay rộng hơn thể hiển tính cách bền bỉ và uy quyền của họ.
Nếu một ai đó đặt hai tay lên cổ hay lên đầu, họ đang rất mở lòng với những gì đang thảo luận với bạn.
Nếu họ nắm chặt bàn tay và chống lên cằm, họ tỏ thái độ cáu gắt, giận dữ và lo lắng.
Bước 6: Chú ý đến những cử chỉ lo lắng
Một cử chỉ quen thuộc thể hiện sự thích hay đang nghĩ về những chuyện mâu thuẫn, xung đột là dùng tay để vuốt tóc. Họ thường không nói thành lời những điều này. Nếu bạn thấy họ nhướng chân mày lên chắc rằng họ đang không đồng ý với bạn.
Nếu người đối diện bạn đeo kính và thường đẩy nó lên trên song mũi với vẻ mặt cau có ám chỉ là họ không đồng ý với bạn. Hãy nhìn xem liệu có phải có chủ ý đẩy kính lên chứ không phải là tùy tiện điều chỉnh. Hãy nhìn xem liệu có phải họ đẩy gọng kính lên bằng 2 ngón tay không, hay một cử động ngọ nguậy gọng kính. Vẻ mặt nhăn nhó hay chân mày rướng lên là một lời cảnh báo. (Lưu ý: Vẻ mặt cau có có thể là thể hiện họ đang mỏi mắt)
Khi lông mày hạ thấp xuống và đôi mắt nheo lại ám chỉ là họ đang cố gắng hiểu những gì bạn đang nói. Điều đó thể hiện sự ngờ vực nhưng có thể giả định là họ không quan sát cái gì đó xa xăm. (Lưu ý: Nheo mắt có thể là vấn đề khác về thị giác)
Nếu người đối diện nhìn chằm chằm xung quanh, họ đang suy nghĩ về bạn hay về quá khứ.
Bước 7: Chú ý đến bàn chân của người đối diện
Nhịp chân liên tục hay chuyển động bàn chân qua lại thường có nghĩa là người đối diện đang thiếu kiên nhẫn, phấn khởi, bồn chồn, lo sợ hay có cảm giác bị đe dọa.
Nếu ai đó đang ngồi và bắt chéo hai bàn chân lại thể hiện họ đang cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Nếu ai đó đang đứng thẳng, hai bàn chân kẹp chặt vào nhau, điều đó thể hiện họ đang thể hiện “sự hoàn hảo” theo một cách nào đó. Thỉnh thoảng hai bàn chân rất dễ bảo và dễ phục tùng theo ý bạn.
Một người nào đó tán tỉnh bạn khi cố tình chạm chân của họ vào chân của bạn.
Một số người hướng bàn chân của họ về hướng mà họ muốn đi hay đang quan tâm, thế nên nếu họ hướng bàn chân vào bạn có nghĩa là họ đang rất chú ý đến bạn.
Bắt chước hành động là kỹ năng xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và người đối diện. Nếu ai đó hành động hay bắt chước những điều bạn thể hiện, đó là một dấu hiệu rất chân thực khi họ hứng thú trò chuyện với bạn và muốn tương tác tốt với bạn hơn.
Bước 5: Nhìn vào cánh tay của người đối diện
Khi người đối diện đang khoanh tay lại họ dường đang khép kín mình lại với các tác động bên ngoài. Mặc dù, một số người hành động chỉ theo thói quen nhưng cũng thể hiện là người đó khá dè dặt và không thoải mái lắm hay đang cố che giấu cái gì đó. Đối với một số người vừa khoanh tay lại vừa dang chân rộng ngang vai hay rộng hơn thể hiển tính cách bền bỉ và uy quyền của họ.
Nếu một ai đó đặt hai tay lên cổ hay lên đầu, họ đang rất mở lòng với những gì đang thảo luận với bạn.
Nếu họ nắm chặt bàn tay và chống lên cằm, họ tỏ thái độ cáu gắt, giận dữ và lo lắng.
Bước 6: Chú ý đến những cử chỉ lo lắng
Một cử chỉ quen thuộc thể hiện sự thích hay đang nghĩ về những chuyện mâu thuẫn, xung đột là dùng tay để vuốt tóc. Họ thường không nói thành lời những điều này. Nếu bạn thấy họ nhướng chân mày lên chắc rằng họ đang không đồng ý với bạn.
Nếu người đối diện bạn đeo kính và thường đẩy nó lên trên song mũi với vẻ mặt cau có ám chỉ là họ không đồng ý với bạn. Hãy nhìn xem liệu có phải có chủ ý đẩy kính lên chứ không phải là tùy tiện điều chỉnh. Hãy nhìn xem liệu có phải họ đẩy gọng kính lên bằng 2 ngón tay không, hay một cử động ngọ nguậy gọng kính. Vẻ mặt nhăn nhó hay chân mày rướng lên là một lời cảnh báo. (Lưu ý: Vẻ mặt cau có có thể là thể hiện họ đang mỏi mắt)
Khi lông mày hạ thấp xuống và đôi mắt nheo lại ám chỉ là họ đang cố gắng hiểu những gì bạn đang nói. Điều đó thể hiện sự ngờ vực nhưng có thể giả định là họ không quan sát cái gì đó xa xăm. (Lưu ý: Nheo mắt có thể là vấn đề khác về thị giác)
Nếu người đối diện nhìn chằm chằm xung quanh, họ đang suy nghĩ về bạn hay về quá khứ.
Bước 7: Chú ý đến bàn chân của người đối diện
Nhịp chân liên tục hay chuyển động bàn chân qua lại thường có nghĩa là người đối diện đang thiếu kiên nhẫn, phấn khởi, bồn chồn, lo sợ hay có cảm giác bị đe dọa.
Nếu ai đó đang ngồi và bắt chéo hai bàn chân lại thể hiện họ đang cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Nếu ai đó đang đứng thẳng, hai bàn chân kẹp chặt vào nhau, điều đó thể hiện họ đang thể hiện “sự hoàn hảo” theo một cách nào đó. Thỉnh thoảng hai bàn chân rất dễ bảo và dễ phục tùng theo ý bạn.
Một người nào đó tán tỉnh bạn khi cố tình chạm chân của họ vào chân của bạn.
Một số người hướng bàn chân của họ về hướng mà họ muốn đi hay đang quan tâm, thế nên nếu họ hướng bàn chân vào bạn có nghĩa là họ đang rất chú ý đến bạn.
Sưu tầm
Kỹ năng trả lời một số câu hỏi khi phỏng vấn (Kỳ 1)
“Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở công ty chúng tôi?”
Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
“Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”.
«Điều gì hấp dẫn bạn đến với chúng tôi?», «Điều gì khiến bạn hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?», hoặc «Hãy nói những gì bạn biết về công ty chúng tôi?», " Động lực nào đã đưa bạn đến với công ty chúng tôi?"
Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Cho nên, bạn phải tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty đó, như những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm (hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông). Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thãi, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó!
"Nếu được tuyển dụng thì mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?"
Đây là một câu hỏi rất tế nhị và khó trả lời. Tuy nhiên, không thể không trả lời. Đối với những người mới đi làm thì rất đơn giản vì thường các công ty bao giờ cũng có một mức lương cố định cho những người chưa có kinh nghiệm (có thể cao thấp nhưng cách nhau không nhiều).
Còn với những người đã từng đi làm rồi (có kinh nghiệm), thì khi nhận hồ sơ xin việc, trong đơn xin việc thường các bạn đã nêu mức lương và phạm vi công việc ở công ty cũ. Họ thường căn cứ vào đó và sẽ xác định công việc mà bạn sẽ làm và một mức lương mà bạn đáng được hưởng... Tóm lại, trừ trường hợp bạn là người thực sự suất sắc và họ đang thực sự cần bạn, thì hãy mạnh dạn nêu lên nguyện vọng về lương bổng, còn không thì nên tìm những câu trả lời đại loại: "Tôi biết công ty khi tuyển dụng đã có những lựa chọn phù hợp về mức lương theo công việc...",…
“Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong chuyên môn?”
Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ thành công của bạn, mà là muốn tìm hiểu xem bạn có được thành công như thế nào. Bạn cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng.
Ví dụ: «Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân sau: thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể; thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình; và cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao.
Nguồn: http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-phong-van-tim-viec/624-ky-thuat-tra-loi-mot-so-cau-hoi-phong-van-thong-thuong.html
Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
“Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”.
«Điều gì hấp dẫn bạn đến với chúng tôi?», «Điều gì khiến bạn hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?», hoặc «Hãy nói những gì bạn biết về công ty chúng tôi?», " Động lực nào đã đưa bạn đến với công ty chúng tôi?"
Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Cho nên, bạn phải tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty đó, như những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm (hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông). Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thãi, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó!
"Nếu được tuyển dụng thì mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?"
Đây là một câu hỏi rất tế nhị và khó trả lời. Tuy nhiên, không thể không trả lời. Đối với những người mới đi làm thì rất đơn giản vì thường các công ty bao giờ cũng có một mức lương cố định cho những người chưa có kinh nghiệm (có thể cao thấp nhưng cách nhau không nhiều).
Còn với những người đã từng đi làm rồi (có kinh nghiệm), thì khi nhận hồ sơ xin việc, trong đơn xin việc thường các bạn đã nêu mức lương và phạm vi công việc ở công ty cũ. Họ thường căn cứ vào đó và sẽ xác định công việc mà bạn sẽ làm và một mức lương mà bạn đáng được hưởng... Tóm lại, trừ trường hợp bạn là người thực sự suất sắc và họ đang thực sự cần bạn, thì hãy mạnh dạn nêu lên nguyện vọng về lương bổng, còn không thì nên tìm những câu trả lời đại loại: "Tôi biết công ty khi tuyển dụng đã có những lựa chọn phù hợp về mức lương theo công việc...",…
“Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong chuyên môn?”
Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ thành công của bạn, mà là muốn tìm hiểu xem bạn có được thành công như thế nào. Bạn cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng.
Ví dụ: «Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân sau: thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể; thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình; và cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao.
Nguồn: http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-phong-van-tim-viec/624-ky-thuat-tra-loi-mot-so-cau-hoi-phong-van-thong-thuong.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)