Quy luật 1: “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân”.
Quy luật 2: “Nếu bạn nghĩ rằng ông thầy của mình thật hắc ám, hãy đợi đến khi bạn có một ông sếp”.
Quy luật 3: "Đi bán bánh mỳ kẹp thịt không hề hạ thấp tư cách của bạn. Thời trước, ông bà của bạn gọi việc bán bánh mỳ bằng một từ khác - cơ hội".
Quy luật 4: “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có ca thán, hãy rút kinh nghiệm”.
Quy luật 5: “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó”.
Quy luật 6: “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng 'đáng chán' như bây giờ. Họ ra nông nỗi như vậy là do phải trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo cho bạn và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi lo chuyện chống phá rừng và phàn nàn về sự tàn phá môi trường của thế hệ phụ huynh thì bạn hãy dọn dẹp tủ quần áo của bạn cho ngăn nắp đi đã”.
Quy luật 7: “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn thi lại nhiều lần cho đến khi đậu. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu”.
Quy luật 8: “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn chẳng được nghỉ hè và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm lại mình. Bạn phải tự làm điều đó trong giờ riêng của cá nhân”.
Quy luật 9: “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, ai cũng rời khỏi quán cà phê để đi làm việc”.
Quy luật 10: “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Sau này biết đâu bạn phải làm việc cho một trong số đó”.