Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Những Điểm Cần Lưu Ý Khi Thuyết Trình

1. Trong quá trình bạn trình bày 1 vấn đề thì cần phải có những điểm nhấn thích hợp để thu hút người nghe. Điểm nhấn sẽ giúp bạn lôi kéo sự quan tâm của người đối diện để họ có thể đi cùng bạn đến hết bài trình bày.

Ví dụ: Trước khi trình bày vào nội dụng, chúng ta có thể thu hút người nghe bằng 1 câu chuyện liên quan đến nội dung hoặc mục tiêu bài trình bày hoặc đưa ra 1 cam kết (Tôi tin tưởng rằng khi chúng ta áp dụng kế hoạch này, doanh thu sẽ tăng gấp đôi) đểkhơi gợi tính tò mò cho người nghe.

2. Lâu nay, chúng ta hay dùng rất nhiều ngôn ngữ cơ thể (Body language) để làm cho bài trình bày được phong phú, thể hiện sự tương tác giữ người trình bày, người nghe và nội dung như: Đi lại, chỉ tay, nắm tay.... Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không phân biệt được, đâu là ngôn ngữ cơ thể xuất phát từ tự nhiên (Tức là những hành động tự bản thân mình không kiểm soát được nên bật ra), đâu là ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ cho bài trình bày (Phù hợp với nội dung, diễn tiếp của bài). Khi chúng ta xác định được việc này, vậy thì Body Language mới trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình trình bày.

3. Thông thường để có thể chèn cảm xúc (Emotion) cá nhân của mình vào trình bày là điều vô cùng khó khăn. Ví dụ khi chúng ta trình bày về 1 niềm đam mê của bản thân mà khuôn mặt cứng đờ, mắt trợn tròn...hay không có những biểu lộ về sắc thái tình cảm, biểu cảm về cảm xúc đưa người nghe đến những đoạn cao trào lên xuống thì thông điệp truyền tải sẽ rất nhạt nhòa.

Chúng ta nên hiểu, trình bày là cả một nghệ thuật, giống chúng ta chuẩn bị 1 bữa cơm, sẽ có vị chua, cay, mặn, ngọt... Vì vậy, hãy luôn hòa mình và cảm nhận những cung bậc cảm xúc trong bài trình bày để cùng bay lên, hạ xuống, cùng mãnh liệt, nhẹ nhàng với bài trình bày của mình.

Chúng ta có thể rèn luyện việc này bằng cách tập luyện thuyết trình trước gương những đoạn hội thoại... thông qua đó chúng ta có thể thấy rõ hơn cách chúng ta thể hiện cảm xúc như thế nào? Đã phù hợp hay chưa? Cần phải thêm gì không?

4. Hãy có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cho bài thuyết trình của mình. Sắp xếp các thông tin, công cụ hỗ trợ, lên kịch bản thuyết trình.... Một cách đầy đủ, chi tiết. Đây là điều quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bài thuyết trình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét