Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO

Chào các bạn,

Theo xu hướng phát triển của thị trường, yêu cầu đào tạo và tái đào tạo đội ngũ nhân sự khi làm việcđã trở thành một trong những đòi hỏi cấp thiết. Bộ phận đào tạo trong P. Nhân sự đang ngày càng chiếm vị trí vô cùng quang trọng trong sơ đồ tổ chức của P. Nhân sự.

Ngày hôm nay, Tôi và các bạn sẽ cùng đi tìm hiểu về "QUY TRÌNH ĐÀO TẠO" sơ lược và đơn giản nhất mà hiện nay hầu hết các công ty đang tiến hành. Theo Tôi, Có 4 bước vô cùng quan trọng mà bất kỳ quy trình đào tạo nào cũng cần có:


Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đào tạo

Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo

Bước 3: Tiến hành đào tạo

Bước 4: Đánh giá đào tạo


Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình đào tạo trên, Tôi và các bạn sẽ đi cụ thể vào từng bước để chúng ta có thể nắm được nội dung công việc trong từng bước chúng ta cần triển khai điều gì.

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đào tạo

Thông thường các Trưởng bộ phận/ Trưởng phòng/ Giám đốc sẽ có những nhu cầu đào tạo cho đơn vị của mình như: Đào tạo kiến thức mới, tái đào tạo bổ sung kiến thức, đào tạo nâng cao tay nghề... Để phục vụ mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, tái bố trí vị trí làm việc, thuyên chuyển thăng cấp. Họ sẽ gửi các nhu cầu này về BP. Đào tạo.

Bên cạnh đó, khi BP. Đào tạo tiếp nhận nhu cầu đào tạo từ các Trưởng bộ phận/ Trưởng phòng/ Giám đốc thì cần xác định nhu cầu và mục đích đào tạo. Chúng ta có thể thực hiện bằng các cách sau:

- Lập phiếu điều tra, khảo sát.

- Phân tích từ các báo cáo, hiệu suất công việc.

- Trao đổi với TBP/TP/GĐ về mong muốn nguyện vọng cho khóa đào tạo

- Phỏng vấn trực tiếp người sắp được đào tạo.

Từ nhu cầu và mục đích đã xác định được ở trên, BP. Đào tạo sẽ tiến hành lên kế hoạch để đào tạo.

Bước 2: Lên kế hoạch đào tạo

Trong bước này, chúng ta cần phải có 1 Plan chi tiết để thực hiện chương trình đào tạo. Trong phần lập kế hoạch này chúng ta cần có các nội dung như sau:

- Chương trình đào tạo: Chúng ta cần xây dựng nội dung đào tạo dựa trên nhu cầu và mục đích đào tạo của doanh nghiệp. Nội dung chương trình đào tạo phải sát với thực tế và những vấn đề mà đơn vị đang cần hoặc nhân viên đang thiếu.

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo: Chúng ta cần kinh phí dành cho việc thuê hội trường, phô tô tài liệu, trang trí hội trường, thuê Trainer... Việc này cần phải được hoạch định một cách chính xác và cụ thể.

- Thời gian tiến hành đào tạo: Chúng ta cần phải biết thời gian bắt đầu tiến hành và kết thúc chương trình đào tạo.

- Địa điểm đào tạo: Đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung...

- Trainer phụ trách (Người của tổ chức hay thuê ngoài)

- Cách thức đánh giá sau đào tạo: Đánh giá bằng công cụ gì, phương pháp như thế nào để mang lại tính chính xác cao nhất.

Việc lên kế hoạch 1 cách đầy đủ, chi tiết sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, chi phí và nguồn lực trong tổ chức, đạt được kết quả cao nhất.

Bước 3: Tiến hành đào tạo

Sau khi đã có kế hoạch chi tiết cho chương trình đào tạo, chúng ta bắt tay vào thực hiện theo đúng khung thời gian, nội dung... đã đề ra.

Trong quá trình đào tạo, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát để có thể điều chỉnh kế hoạch đào tạo khi cần thiết.

Bước 4: Đánh giá đào tạo

Ở mỗi một đơn vị và tổ chức có cách đánh giá đào tạo khác nhau. Chúng ta có thể đánh giá đào tạo thông qua các phương pháp như:

- Làm bài kiểm tra cuối khóa

- Khảo sát mức độ hài lòng của học viên sau khi tham gia khóa học

- So sánh năng suất công việc trước và sau đào tạo.

- Lấy ý kiến đánh giá của cấp trên trực tiếp của học viên sau quá trình đào tạo.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu sơ lược về quy trình đào tạo hiện nay các công ty đang áp dụng.

1 nhận xét: